• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

7 Nguyên tắc khi Quyết Toán Thuế TNDN cần lưu ý

10:45:2116/04/2021

Quyết toán thuế TNDN là công việc mà kế toán thuế bắt buộc phải làm khi kết thúc năm tài chính. Hàng quý doanh nghiệp phải tạm tính ra số tiền thuế TNDN tạm nộp rồi cuối năm thực hiện quyết toán lại xem cả năm đó doanh nghiệp có phải nộp thuế hay không?

 

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp các kế toán viên áp dụng tốt vào công việc thực tế!

HỒ SƠ QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN

– Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN (ban hành kèm Thông tư 151/2014/TT-BTC).

– Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc DN thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN, giải thể, chấm dứt hoạt động.

– Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai (tùy theo thực tế phát sinh của người nộp thuế): Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN (dành cho người nộp thuế thuộc các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ), mẫu số 03-1B/TNDN (dành cho người nộp thuế thuộc các ngân hàng, tín dụng), mẫu số 03-1C/TNDN (dành cho người nộp thuế là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán) ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

*** 7 NGUYÊN TẮC HÀNH XỬ CẨN TRỌNG

  1. Soát xét toàn bộ hồ sơ liên quan tới năm quyết toán

Thông thường vào cuối năm, các chi cục thuế sẽ lên danh sách những doanh nghiệp năm tới thuộc diện phải thanh tra, quyết toán thuế. Đối tượng được ưu tiên sẽ là những doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, tiếp đó là những doanh nghiệp lớn, nhỏ. Khi có danh sách chính thức, cơ quan thuế sẽ thông báo cho bạn sơ qua về kế hoạch, nội dung quyết toán.

Vậy, khi nhận được thông tin này, bạn cần soát xét lại toàn bộ hồ sơ quyết toán theo nội dung kiểm tra của cơ quan thuế.

Có 2 trường hợp có thể xảy ra:

- Hồ sơ sai sót và thiếu nhiều:

Trường hợp này bạn cần có thêm thời gian để bổ sung và chỉnh sửa những sai sót. Cách thức duy nhất chính là bạn hãy trao đổi với đội kiểm tra thuế, nhờ họ đẩy lịch quyết toán xuống.

- Nếu hồ sơ ổn, có thể tiến hành quyết toán thuế:

Nếu hồ sơ hoàn thiện tốt, hãy hoàn thiện nốt những hồ sơ chứng từ còn thiếu và đóng gói cẩn thận thành từng mục và sẵn sàng tiếp đón đoàn thuế.

Nếu hồ sơ quyết toán thuế đúng pháp luật, việc kiểm tra sẽ nhanh chóng, gọn nhẹ, không tốn quá nhiều thời gian.

  1. Luôn có thái độ hợp tác (quyết toán thuế)

Thường là trước khi vào quyết toán thuế tại đơn vị, các cán bộ thuế thường gửi cho bạn 1 danh sách những bảng biểu và yêu cầu bạn làm. Bạn cần phải có thái độ hợp tác và thể hiện các kỹ năng cần thiết trong trường hợp này. Khi đó, bạn nên xem những mẫu biểu nào dễ, hoàn thiện nhanh, ít sai sót nhất thì làm và gửi trước; những vấn đề khó làm, nhạy cảm sẽ gửi sau. Luôn nhận điện thoại của Cán bộ thuế để tránh những ác cảm, ấn tượng không tốt, và từ đó sẽ tránh được những khó khăn trong công việc quyết toán sau này.

  1. Cung cấp hồ sơ giấy tờ khi quyết toán

Trong thời gian có đoàn kiểm tra thuế xuống làm việc tại đơn vị, hãy để đoàn làm việc tại một phòng riêng biệt, và không để toàn bộ hồ sơ sổ sách kế toán lưu trữ ở phòng đó. Khi cán bộ thuế yêu cầu có hồ sơ để kiểm tra, thông thường họ sẽ yêu cầu cả bản cứng và bản mềm copy vào USB, bạn hãy tìm 1 lý do để hạn chế nhất việc gửi file mềm cho họ do cán bộ thuế rất dễ kiểm tra và phát hiện ra những sai sót của bạn.

  1. Lưu ý trong cách trả lời cán bộ thuế

Trong khi làm việc với cán bộ thuế, bạn nên chuẩn bị trước những vấn đề mà cán bộ thuế có thể thắc mắc và tìm kiếm các câu trả lời. Tùy thuộc đó là những câu chắc chắn bạn biết hoặc những câu không liên quan tới quyết toán thuế thì có thể trả lời ngay hay nếu là những câu hỏi phức tạp bạn cần xin thêm thời gian xem lại sổ sách và chuẩn bị câu trả lời 1 cách kín kẽ nhất. Không nên vội vàng trả lời các câu hỏi của cán bộ thuế, bạn cần phải suy nghĩ và đưa ra câu trả lời thật hợp lý, dù bạn đã biết hay chưa biết câu trả lời. Bạn nên tránh ngồi ở phòng với họ càng nhiều càng tốt. Vì bạn ngồi ở đó càng nhiều họ lại càng có cơ hội để hỏi.

  1. Đọc lại biên bản trước khi đặt bút ký

Sau khi làm việc tại doanh nghiệp một thời gian nhất định, đoàn kiểm thuế sẽ có những văn bản tạm thời và thông báo tại đơn vị văn phòng. Hãy chú ý đọc lại toàn bộ biên bản xem những chi phí nào có thể bỏ, và giải thích nhẹ nhàng với cán bộ vì sao lại bỏ phần chi phí này. Để được tính là chi phí được trừ, cần đáp ứng các điều kiện:

  • Phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp pháp;
  • Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
  • Không có trong những điểm không được trừ
  1. Linh hoạt giải trình sau khi có biên bản ghi nhận

Các bạn cần sắp xếp các câu hỏi, nội dung cần trả lời, giải trình bằng công văn. Khi giải trình bạn cần lưu ý: Trả lời đúng câu hỏi, có trích dẫn, văn bản kèm theo đối với từng khoản mục chi phí. Lưu ý giải trình hợp lý và tránh những chi phí nhạy cảm. Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm và tận dụng tối đa các mối quan hệ để giải trình đạt hiệu quả cao.

  1. Nộp tiền thuế, tiền phạt khi có biên bản, quyết định phạt cuối cùng.

Khi có biên bản, quyết định cuối cùng, bạn cần phải nhanh chóng sắp xếp kế hoạch tài chính để đi nộp. Tránh để cơ quan thuế ra thông báo cưỡng chế nợ thuế. Vì việc này có thể sẽ ảnh hưởng tới các mức phạt của bạn sau này.

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89