Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là một trong số ít nước chưa áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) để lập và trình báo báo cáo tài chính. Để áp dụng IFRS, Việt Nam cần chuẩn bị kỹ các điều kiện thực hiện sau:
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được thiết kế và phát triển bởi Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB), một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. Theo đó, quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB) là các quốc gia thay vì xây dựng các thông lệ kế toán theo điều kiện của từng nước, thì nên ưu tiên chấp nhận IFRS bởi các chuẩn mực này có sự linh hoạt trong việc hợp nhất những thông lệ tốt nhất trên thế giới và được quốc tế chấp nhận rộng rãi.
IFRS đã được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu từ ngày 1/1/2018, bởi các định chế tài chính. Đến nay, qua khảo sát đã có 131/143 quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố áp dụng chuẩn mực này dưới các hình thức khác nhau.
Bộ Tài chính Việt Nam cho biết, Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã bộc lộ nhiều hạn chế nên việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là một xu hướng tất yếu. Khi áp dụng IFRS tại Việt Nam sẽ đem lại những lợi ích như:
Song theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc áp dụng IFRS, Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Ngoài sự khác biệt lớn giữa VAS với IFRS, vấn đề đáng quan tâm khác là thị trường vốn, thị trường tài chính trong nước chưa phát triển đủ mạnh nên việc cung cấp thông tin để xác định giá trị hợp lý của một số loại tài sản, nợ phải trả sẽ gặp khó khăn hoặc bị hạn chế phần nào.
Bên cạnh đó, để áp dụng IFRS cũng đòi hỏi hệ thống kết nối thông tin và phần mềm kế toán của DN hiện đại, cập nhật thông tin nhanh chóng và kịp thời, do vậy các DN ban đầu cần bỏ ra một khoản rất lớn. Trong khi đó, IFRS được soạn thảo bằng tiếng Anh mà trình độ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ của nhân viên kế toán nhiều DN Việt chưa đáp ứng để áp dụng ngày IAS/IFRS, nguồn nhân lực Việt Nam hầu hết chưa được đào tạo về IFRS, nên sự sẵn sàng áp dụng còn hạn chế, các DN có tâm lý ngại thay đổi.
Từ những khó khăn kể trên, theo Bộ Tài chính, lộ trình việc áp dụng IFRS có thể chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1: từ năm 2022-2025 và giai đoạn 2: từ sau năm 2025. Cụ thể:
Giai đoạn 1, sẽ hướng đến việc cho phép DN tự nguyện áp dụng. Những DN lớn đã có nền tảng và đủ điều kiện về nguồn lực sẽ áp dụng IFRS trước để rút kinh nghiệm chung cho các DN khác.
Giai đoạn 2, cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện từ giai đoạn 1 sẽ mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng theo hướng vừa có đối tượng tự nguyện áp dụng IFRS, vừa có đối tượng bắt buộc.
Nhưng trước đó, ở giai đoạn chuẩn bị từ năm 2019 đến hết năm 2021 (trước khi bước vào giai đoạn 1), Bộ Tài chính tính toán sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai như: công bố bản dịch IFRS ra tiếng Việt, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các hướng dẫn áp dụng...