• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

Cách hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu – xuất khẩu mới nhất 2023

15:49:0313/09/2023

Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu, xuất khẩu là nghiệp vụ khó đối với kế toán mới vào nghề. Mỗi sai sót có thể dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về tài chính.

Bài viết sau sẽ giúp kế toán nắm rõ hơn về nghiệp vụ cũng như các điểm cần lưu ý khi hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu – xuất khẩu

Thuế VAT (Value Added Tax) hay thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

  • Thuế VAT được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ và là một trong những loại thuế quan trọng giúp tăng ngân sách Nhà nước, đóng vai trò lớn trong cân bằng xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.
  • Thuế VAT của hàng nhập khẩu là số thuế mà doanh nghiệp, đơn vị nhập khẩu hàng hoá phải trả. Giá trị tính thuế bao gồm có thuế nhập khẩu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
  • Thuế VAT hàng nhập khẩu thường được tính dựa trên giá trị của hàng hoá, dịch vụ sau cùng khi đã đến tay người tiêu dùng. Tương tự như vậy, tính thuế GTGT hàng nhập khẩu ta có công thức sau:

Thuế VAT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế của hàng nhập khẩu x Thuế suất thuế GTGT.

Trong đó:

Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu là: 10% (chiếm phần lớn các loại hàng hóa); 8% (đối với một số loại hàng hóa thuộc nhóm chịu thuế suất 10% nhưng được giảm 2% thuế); 5% (chiếm số ít hàng hóa).

Giá tính thuế VAT của hàng nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu + Chi phí thuế nhập khẩu + Chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt + Chi phí thuế bảo vệ môi trường.

Theo công thức này doanh nghiệp thực hiện tính thuế VAT hàng nhập khẩu của mình và hạch toán theo quy định của luật kế toán.

Lưu ý: Hai văn bản trực tiếp nhất để xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu hiện nay là:

  • Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/06/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện Thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam.
  • Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 101/2023/QH15, theo đó một số hàng hóa đang áp dụng dụng thuế suất thuế GTGT 10% sẽ giảm xuống còn 8%.
  1. Hạch toán thuế VAT hàng nhập khẩu

Khi nhập khẩu hàng hóa, vật tư, tài sản cố định, kế toán phản ánh:

  • Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611.
  • Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Có TK 111, 112, 331,...

Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:

Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi: Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ); Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp).

Nếu thuế GTGT không được khấu trừ, tính vào giá trị hàng hóa, vật tư, tài sản cố định: Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611,...; Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp).

Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, phản ánh:

  • Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
  • Có TK 111, 112.

Trường hợp nhập khẩu ủy thác:

Khi nhận được thông báo nghĩa vụ nộp thuế từ bên nhận ủy thác: Nợ TK 133 (Thuế GTGT được khấu trừ); Có TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp).

Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi: Nợ TK 3331 (Thuế GTGT phải nộp); Có TK 111, 112; Có TK 3388 (Phải trả khác); Có TK 138 (Phải thu khác).

Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác, chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác: Nợ TK 138 (Phải thu khác); Nợ TK 3388 (Phải trả khác); Có TK 111, 112.

  1. Hạch toán thuế GTGT hàng xuất khẩu

Trường hợp: Tách được thuế xuất khẩu ngay khi giao dịch phát sinh

  • Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá trị thanh toán.
  • Có TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu.

Trường hợp: Không tách được thuế xuất khẩu ngay khi giao dịch phát sinh

  • Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
  • Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu.

Trường hợp: Nộp tiền thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước

  • Nợ TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu.
  • Có TK 111, 112,...

Trường hợp: Xuất khẩu ủy thác

Bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, thực hiện như trên.

  • Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước từ bên nhận ủy thác: Nợ TK 3333 (Thuế xuất nhập khẩu); Có TK 111, 112; Có TK 3388; Có TK 138 (Phải thu khác).
  • Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp giống như bên giao ủy thác, chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế cho bên giao ủy thác: Nợ TK 138 (Phải thu khác); Nợ TK 3388 (Phải trả khác); Có TK 111, 112.
Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89