• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

Công nghệ AI và những ứng dụng thực tiễn hữu ích trong kế toán

11:06:0613/04/2024

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở thành một công nghệ quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả kế toán. AI có khả năng xử lý dữ liệu lớn, phân tích thông tin phức tạp và tự động hoá các tác vụ truyền thống, giúp tăng cường hiệu quả và chính xác trong các quy trình kế toán.

 

Cùng tìm hiểu về AI và các ứng dụng của AI trong lĩnh vực tài chính kế toán các bạn nhé! 

  1. Giới thiệu tổng quan về AI 

Trí tuệ nhân tạo (AI – Artificial intelligence) là thành quả mô phỏng các quá trình trí tuệ của con người bằng máy móc. Trí tuệ nhân tạo được đánh giá là đột phá công nghệ mới nhất, là ngành khoa học được dự đoán sẽ định hình lại xã hội của con người vì nó có tác động sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế như kinh tế, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và nhiều lĩnh vực khác. 

 

Hình 1: AI là thành quả mô phỏng các quá trình trí tuệ của con người bằng máy móc

Trí tuệ nhân tạo được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1950 và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, AI chỉ thực sự được cả thế giới quan tâm đặc biệt khi công ty OpenAI ra mắt chatbot Chat GPT (Chat Generative Pre-training Transformer).

ChatGPT được ra mắt dưới dạng nguyên mẫu vào tháng 11 năm 2022 và nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ việc nó có thể hồi đáp chi tiết và trả lời lưu loát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau. 

Trong lĩnh vực tài chính kế  toán nói riêng, một số vai trò, ứng dụng AI đã được phát triển giúp tối ưu hóa năng suất lao động của kế toán viên bằng cách giảm thiểu các công việc lặp lại nhàm chán. Bên cạnh đó, công nghệ AI giúp giảm thiểu sai sót kế toán bằng các ứng dụng giúp đối chiếu so sánh nhanh các thông tin phát sinh.

  1. Các ứng dụng của AI trong tài chính kế toán

 

Hình 2: Những ứng dụng AI trong tài chính kế toán

Xử lý dữ liệu và ghi sổ, hạch toán kế toán: AI có thể tự động quét, nhận dạng và xử lý các tài liệu kế toán như hóa đơn, chứng từ, báo cáo tài chính. Công nghệ OCR (Optical Character Recognition) và công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) được sử dụng để nhận diện và chuyển đổi thông tin từ các tài liệu giấy tờ sang dữ liệu kỹ thuật số.

AI giúp giảm thiểu các tác vụ lặp đi lặp lại của kế toán như: hạch toán kế toán, nhập liệu hóa đơn, nhập liệu phần mềm, tạo báo cáo tự động dưới sự phê duyệt điều chỉnh của người dùng. 

Phân tích tài chính, phân tích dữ liệu và phát hiện gian lận: AI có khả năng phân tích các dữ liệu tài chính phức tạp và cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính của một tổ chức. Các thuật toán máy học và học sâu (deep learning) được áp dụng để tạo ra các mô hình dự đoán, phân tích xu hướng và phát hiện các biểu hiện bất thường trong dữ liệu tài chính.

AI có thể phân tích dữ liệu kế toán để phát hiện các hành vi gian lận và lỗi trong quy trình kế toán. Các thuật toán phân loại và mô hình học máy được áp dụng để phân tích các mô hình gian lận dựa trên dữ liệu lịch sử và các biểu hiện không bình thường. Từ đó,AI có thể giúp phát hiện và ngăn chặn các giao dịch rủi ro và giúp các nhà quản lý đưa ra các biện pháp phòng ngừa. 

Phân loại và xử lý thuế: AI có thể hỗ trợ trong việc phân loại các khoản thuế và quy định liên quan, giúp tạo ra các báo cáo thuế chính xác và tuân thủ quy định. Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy được sử dụng để hiểu và áp dụng các quy tắc và quy định thuế vào dữ liệu kế toán.

Dự báo và lập kế hoạch tài chính: AI có thể dự đoán và phân tích các dữ liệu tài chính để tạo ra các kịch bản dự báo và lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Các thuật toán học máy và mạng nơ-ron (neural networks) được sử dụng để xây dựng các mô hình dự đoán và phân tích rủi ro tài chính.

Tự động hóa quy trình kế toán: AI có thể tự động hoá các quy trình kế toán thông qua việc tự động thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại, giảm thiểu sự phụ thuộc vào công việc thủ công. Các công cụ tự động hóa quy trình (Robotic Process Automation – RPA) và học máy được sử dụng để tạo ra các robot kế toán (kế toán bot) để thực hiện các nhiệm vụ như ghi sổ, kiểm tra số liệu và tạo báo cáo.

Tư vấn tài chính và phân tích dự án: AI có thể hỗ trợ trong việc cung cấp tư vấn tài chính và phân tích dự án thông qua việc xử lý dữ liệu và mô phỏng các kịch bản. Các thuật toán học máy và mạng nơ-ron được sử dụng để tạo ra các mô hình dự đoán và phân tích rủi ro, giúp đưa ra quyết định tài chính thông minh và chính xác.

Lưu ý: Tuy AI mang lại nhiều lợi ích trong lĩnh vực kế toán, nhưng cần lưu ý rằng việc áp dụng AI trong kế toán cần có sự cân nhắc cẩn thận. Việc đảm bảo tính bảo mật, chính xác và tuân thủ quy định pháp lý trong việc xử lý dữ liệu là rất quan trọng. Đồng thời, sự phối hợp giữa con người và công nghệ AI cũng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả và độ tin cậy của quy trình kế toán.

  1. Các công cụ ứng dụng AI hỗ trợ trong tài chính kế toán

3.1. Các giải pháp công nghệ, phần mềm, nền tảng

Các công cụ phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI tạo ra các giải pháp công nghệ, phần mềm, nền tảng… hỗ trợ giúp giảm thiểu công việc kế toán. 

Phần mềm quản lý hóa đơn: 

– Tự động xử lý hóa đơn và đưa ra các cảnh báo về hóa đơn cho kế toán với các trường hợp hóa đơn có rủi ro;

– Tự động nhận và lưu trữ hóa đơn;  

– Xử lý hóa đơn và đưa ra cảnh báo với các hóa đơn có rủi ro về thuế;

– Tự động đề xuất hạch toán theo các hóa đơn đã phát sinh trước đó; 

– Tự động lấy thông tin hạch toán nhà cung cấp theo MST tra cứu; 

– …

Phần mềm bot chat tự động:  

– Tự động trả lời 24/7 các câu hỏi của khách hàng ngay khi được đặt câu hỏi;

– Tự động thông báo đến các phòng ban có liên quan nếu chưa giải đáp được thắc mắc trực tiếp;

– …

Phần mềm kế toán:  

– Đọc thông tin trên hóa đơn dựa trên Bigdata và AI để tự động xác định hóa đơn mua hàng hóa hay hóa đơn dịch vụ;

– Tự động đề xuất tạo mã hàng mới, tạo mã nhà cung cấp và khách hàng mới;

– Tự động đưa ra các đề xuất hoạch toán học theo các hạch toán đã học được trước đó;

– Tự động đưa ra các cảnh báo và báo cáo;

– Cập nhật thông tin trực tiếp (realtime) phục vụ ra các quyết định về tài chính được kịp thời;

–  …

Phần mềm/nền tảng quản lý doanh nghiệp: 

– Quản lý tổng hợp hệ thống công ty liên quan đến các bộ phận kế toán, nhân sự, mua hàng, bán hàng, dự án;

– Đưa ra báo cáo quản trị theo từng phòng ban bộ phận trực tiếp cho người dùng;

– Kết xuất các thông tin cho người dùng trực tiếp;

– …

3.2. Các công cụ ứng dụng công nghệ AI kế toán có thể sử dụng để hỗ trợ công việc

Chatbot ChatGPT: 

+ Công cụ này có thể trò chuyện, trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà bạn đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. 

+ Đưa ra các gợi ý về hướng xử lý công việc. 

+ Tìm kiếm xử lý ngay lập tức. 

Các bạn kế toán có thể sử dụng ChatGPT hỗ trợ công việc giống một trợ lý ảo. 

Điểm hạn chế của công cụ này là tính chính xác của thông tin. Các bạn cần kiểm tra kết quả thông tin khi sử dụng.

ChatGPT có thể hỗ trợ các câu hỏi và thảo luận liên quan đến lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ChatGPT là một công cụ dựa trên ngôn ngữ và không có khả năng trực tiếp thực hiện các tác vụ kế toán. Nó có thể cung cấp thông tin tổng quan, giải thích các khái niệm kế toán, đưa ra gợi ý và hướng dẫn về quy trình kế toán.

 

Hình 3: Ứng dụng ChatGPT có thể cung cấp các thông tin tham khảo liên quan trong lĩnh vực kế toán

Ghostwriter ChatGPT:

+  Ứng dụng được tích hợp vào Word, Excel, giúp người dùng giải quyết một số công việc nhất định với Word, Excel. 

+ Viết email theo lệnh chat với chatbot trong Word. 

+ Xử lý các tác vụ khách. 

Tương lai, ứng dụng AI sẽ được phát triển để ứng dụng sâu rộng hơn vào ngành tài chính kế toán. Kế toán cần thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến các ứng dụng mới để có góc nhìn mở hơn về công nghệ – trí tuệ nhân tạo, hiểu và biết cách sử dụng, ứng dụng công nghệ để mang lại hiệu suất công việc, giảm thiểu các công việc hàng ngày cũng như không để bị công nghệ bỏ lại phía sau.  

 

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89