• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

Hướng dẫn các bước bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ chi tiết

09:10:1312/01/2022

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp lựa chọn tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ. Tại các đơn vị này, kế toán viên cần nắm rõ nghiệp vụ kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ. Các bút toán và vấn đề hạch toán liên quan đến thuế nhìn chung đều phức tạp và gây nhiều khó khăn cho người làm kế toán.

Hãy cùng khám phá ngay cách thực hiện bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ trên sổ kế toán ở bài viết dưới đây.

  1. Mục đích thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ thuế – tức nộp thuế vào ngân sách nhà nước (NSNN) hàng kỳ (tháng, quý, năm) vì vậy đến cuối kỳ, anh/chị kế toán viên cần thực hiện kết chuyển thuế để đưa một trong hai tài khoản sau về tình trạng không còn số dư:

TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ và
TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước.

Bút toán kết chuyển thuế GTGT thực hiện cuối kỳ – nếu như trong kỳ có phát sinh ghi bên Nợ của tài khoản đó thì bút toán kết chuyển sẽ ghi bên Có của tài khoản và ngược lại.
Kế toán viên thực hiện so sánh số tiền thuế đã tổng hợp được trên tài khoản 133 và tài khoản 3331 để lấy số tiền đưa vào bút toán kết chuyển theo nguyên tắc lấy số tiền bé hơn.
Sau khi kết chuyển song, kế toán viên cần thực hiện kiểm tra để xác định tính hợp lý của bút toán này. Có hai cách để kiểm tra tính hợp lý:

  • So sánh dư nợ tài khoản 133 ghi tại phần mềm kế toán và số liệu tại chỉ tiêu 43 – Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau trên HTKK
  • So sánh dư có tài khoản 3331 tại phần mềm kế toán = số liệu tại chỉ tiêu 40 – Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ trên HTKK

Nếu các số liệu có sự chênh lệch thì chắc chắn kế toán viên đã hạch toán sai hoặc xuất hiện sai sót ở quá trình kê khai. Trong trường hợp này, kế toán viên cần tìm được nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch để điều chỉnh lại các bút toán định khoản hoặc kê khai điều chỉnh thuế GTGT.

Như vậy, mục đích cuối cùng của việc kết chuyển thuế VAT cuối kỳ là giúp doanh nghiệp có thể xác định chính xác số thuế GTGT phải nộp vào NSNN.

  1. Nguyên tắc khi thực hiện kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ

Nếu nắm rõ được mục đích kết chuyển thuế giá trị gia tăng đầu vào đầu ra cuối kỳ giúp kế toán viên xác định được việc mình cần thực hiện thì nắm rõ được nguyên tắc kết chuyển thuế giá trị gia tăng cuối kỳ sẽ giúp họ làm việc một cách chính xác nhất. Một số nguyên tắc mà anh/chị kế toán viên cần nhớ bao gồm:

  • Doanh nghiệp thực hiện hạch toán kết chuyển thuế VAT cuối kỳ nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp không thực hiện kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ.
  • Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng thì cuối tháng phải hạch toán thuế GTGT, không thực hiện hạch toán vào cuối quý và ngược lại.
  • Kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ: Bù trừ giữa số thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp phải nộp để xác định số thuế doanh nghiệp phải thực nộp vào NSNN:

Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu vào < số thuế GTGT đầu ra

⇒ Doanh nghiệp phải nộp vào NSNN số thuế bằng số chênh lệch với:

Số chênh lệch = số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào

Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu vào = số thuế GTGT đầu ra

⇒ Doanh nghiệp không phải nộp thuế hay số thuế GTGT phải nộp vào NSNN=0

Trường hợp 3: Số thuế GTGT đầu vào > số thuế GTGT đầu ra

⇒ Doanh nghiệp không phải nộp thuế và được khấu trừ thuế GTGT chuyển kỳ sau bằng số chênh lệch với:

Số chênh lệch = số thuế GTGT đầu vào – Số thuế GTGT đầu ra

  1. Các bước thực hiện bút toán kết chuyển thuế VAT cuối kỳ

3.1. Tính toán xác định số thuế đầu ra phải nộp

Số thuế GTGT đầu ra mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ được xác định bằng công thức như sau:

Số thuế GTGT đầu ra phải nộp = Phát sinh có TK 3331 – Phát sinh nợ TK 3331

Phát sinh nợ TK 3331 trong kỳ bao gồm một số trường hợp như: doanh nghiệp điều chỉnh giá hàng bán, doanh nghiệp giảm giá cho hàng bán, hàng bán của doanh nghiệp bị trả lại… không bao gồm số thuế GTGT đã nộp của kỳ trước.

3.2.Tính toán xác định số thuế đầu vào được khấu trừ

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ xác định qua công thức:

Số thuế GTGT đầu vào được KT

= Dư nợ TK 133 đầu kỳ – Phát sinh nợ TK 133 trong kỳ – Phát sinh có TK 133 trong kỳ

Lưu ý: Đây là số liệu khi kế toán viên chưa thực hiện bút toán kết chuyển thuế VAT cuối kỳ.

3.3.Thực hiện đối chiếu số thuế giá trị gia tăng đầu ra với số thuế giá trị gia tăng đầu vào

Khi đối chiếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, chúng ta thấy xuất hiện các trường hợp:

  • Trường hợp 1: Số thuế GTGT đầu vào < số thuế GTGT đầu ra

Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán viên thực hiện bút toán kết chuyển để kết chuyển toàn bộ phần thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Kế toán viên hạch toán:

Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước

Có TK 133 – Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

  • Trường hợp 2: Số thuế GTGT đầu vào > số thuế GTGT đầu ra

Nếu số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán viên thực hiện bút toán kết chuyển để kết chuyển toàn bộ phần thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Kế toán viên hạch toán:

Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp cho Nhà nước

Có TK 133 – Phản ánh số thuế GTGT đầu ra phải nộp

Ví dụ 1: Công ty X trong kỳ tính quý II năm 2019 có số thuế GTGT đầu ra phải nộp là 50 triệu đồng, số dư nợ tại TK 133 là 30 triệu đồng. Như vậy, cuối kỳ kế toán viên công ty X thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT đầu vào đầu ra, hạch toán:

Nợ TK 3331: 30.000.000

Có TK 133: 30.000.000

Lúc này, số dư có của TK 3331 là: 20 triệu đồng chính là số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

Ví dụ 2: Công ty Y trong kỳ tính quý III năm 2020 có số thuế GTGT đầu ra phải nộp là 20 triệu đồng, số dư nợ tại TK 133 là 40 triệu đồng. Như vậy, cuối kỳ kế toán viên công ty Y thực hiện bút toán kết, chuyển thuế GTGT đầu vào đầu ra, hạch toán:

Nợ TK 3331: 20.000.000

Có TK 133: 20.000.000

Lúc này, số dư nợ của TK 133: 20 triệu đồng chính là số thuế GTGT mà doanh nghiệp còn được khấu trừ.

3.4. Kiểm tra việc kết chuyển giữa kế toán và thuế

Việc kiểm tra lại bút toán kết chuyển thuế GTGT đã thực hiện với thuế là điều kế toán viên nên làm vì đây là cách thức đảm bảo sự đồng nhất về số liệu từ đó đảm bảo số thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN là chính xác.

⇒ Ở trường hợp số thuế GTGT đầu ra phải nộp lớn hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán so sánh số liệu ở TK 3331 và số liệu trên chỉ tiêu số 40 trên tờ khai thuế GTGT, theo đó:

Số dư cuối kỳ TK 3331 = Số liệu tại chỉ tiêu 40 trên tờ khai

Với số dư có trên TK 3331 là số dư sau khi kết chuyển, không tính bút toán nộp thuế.

⇒ Ở trường hợp số thuế GTGT đầu ra phải nộp nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán so sánh số liệu ở TK 133 và số liệu trên chỉ tiêu số 43 trên tờ khai thuế GTGT, theo đó:

Số dư nợ TK 133 = Số liệu tại chỉ tiêu 43 trên tờ khai

Vấn đề kết chuyển thuế VAT đầu vào đầu ra cuối kỳ là vấn đề nan giải với người làm kế toán. Dù phải thực hiện hàng kỳ song không thể tránh khỏi trường hợp kế toán viên lúng túng khi thực hiện kết chuyển thuế VAT cuối kỳ. Sự ra đời của phần mềm kế toán đã giảm thiểu nhiều nỗi lo cho kế toán viên khi thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ nói chung và công việc kế toán nói riêng

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89