• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

Hướng dẫn chi tiết cách phân bổ Thuế Giá trị gia tăng đầu vào

16:07:1002/08/2021

Nhằm đảm bảo nguyên tắc khấu trừ Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào của cơ quan thuế. Bài viết dưới đây sẽ giúp anh chị Phân bổ Thuế Giá trị gia tăng đầu vào chính xác:

 

  1. Căn cứ luật đối với Phân bổ thuế GTGT đầu vào

Khoản 2, Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Khoản 9, Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC 

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài chính cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì: chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT…

Như vậy:

Với số thuế GTGT đầu vào dùng để sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT: thực hiện khấu trừ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Với số thuế GTGT đầu vào dùng để sản xuất kinh doanh HHDV không chịu thuế GTGT: không khấu trừ mà hạch toán trực tiếp vào tài khoản chi phí hoặc nguyên giá TSCĐ

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp tách riêng được tiền thuế Giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động chịu thuế và hoạt động không chịu thuế GTGT.

Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế thì Doanh nghiệp cần:

Xác định được số tiền thuế Giá trị gia tăng đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế Giá trị gia tăng hay dùng cho hoạt động không chịu thuế GTGT. 

Nếu dùng cho hoạt động chịu thuế GTGT thì số tiền thuế này sẽ được khấu trừ toàn bộ, nếu dùng cho hoạt động không chịu thuế GTGT thì phần thuế đó sẽ không được khấu trừ.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp KHÔNG tách riêng được tiền thuế Giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động chịu thuế và hoạt động không chịu thuế Giá trị gia tăng

Lúc này thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Công thức phân bổ tính số thuế GTGT được khấu trừ:

Thuế GTGT được khấu trừ = Thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế  x (DT chịu thuế GTGT + DT không phải kê khai tính nộp thuế GTGT / Tổng doanh thu)

Thông thường là những hóa đơn GTGT mua dịch vụ điện, nước, tiếp khách, … là những trường hợp dùng chung cho cả hoạt động chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

Ví dụ 1: 

Công ty TNHH Bảo Long chuyên sản xuất bàn ghế văn phòng và phần mềm tin học kê khai tính nộp thuế GTGT theo quý:

Giả sử trong Quý 2/2020 có số liệu kế toán như sau:

Tình hình bán ra :

Ngày 12/08/2020: Xuất bán 01 bộ bàn ghế văn phòng cho Công Ty Việt Hưng với giá chưa thuế GTGT là 8.000.000 đồng/bộ, thuế suất 10%.

Ngày 20/08/2020: Xuất bán 01 phần mềm tin học cho Công Ty Việt Hưng với giá bán là 5.000.000 đồng (phần mềm tin học thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT)

Tình hình mua vào:

Tháng 4/2020: Mua 10m3 gỗ ván ép với giá chưa thuế GTGT là 1.000.000 đồng/m3, thuế suất 10% để sản xuất sản phẩm bàn ghế

Tháng 6/2020: Thanh toán tiền điện, nước trong kỳ với số tiền chưa thuế GTGT là 10.000.000 đồng, thuế suất 10%

Cuối quý:

Công ty TNHH Bảo Long xác định được số tiền thuế GTGT đầu vào dùng cho hoạt động chịu thuế là nghiệp vụ mua gỗ ván ép. Như vậy, phần tiền thuế này sẽ được khấu trừ số tiền thuế GTGT đầu vào.

Đối với nghiệp vụ tháng 6/2020 thanh toán tiền điện, nước trong kỳ thì số tiền thuế này dùng chung cho hoạt động chịu thuế GTGT (sản xuất bàn ghế văn phòng) và hoạt động không chịu thuế GTGT (sản xuất phần mềm). 

Số tiền thuế GTGT đầu vào dùng chung cần phân bổ là: 

10.000.000 x 10% = 1.000.000

Vì vậy, Công ty TNHH Bảo Long phải tiến hành phân bổ số tiền thuế theo tỷ lệ doanh thu của bàn ghế văn phòng và tổng doanh thu theo công thức sau:

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = Thuế GTGT đầu vào dùng động chịu thuế và không chịu thuế  x (DT chịu thuế GTGT/Tổng doanh thu)

Cụ thể:

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 1.000.000  x (8.000.000 / (8.000.000 + 5.000.000) = 615.385 đồng

Như vậy trong Quý 2/2020 tổng tiền thuế GTGT được khấu trừ là: 1.000.000 + 615.385 = 1.615.385 đồng.

Cuối năm 2020:

Kế toán cần tính lại số tiền thuế GTGT được khấu trừ của cả năm và điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp.

Nếu tổng số thuế GTGT trong kỳ cộng lại LỚN HƠN số thuế GTGT được khấu trừ tính ở cuối năm thì kế toán kê khai điều chỉnh giảm số thuế chênh lệch đó vào chỉ tiêu 37 của tờ khai 01/GTGT

Ví dụ 2:

Tổng số tiền thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ dùng chung tạm phân bổ trong kỳ là: 10.000.000 đồng, nhưng kế toán tính lại vào cuối năm số tiền thuế GTGT được khấu trừ là 8.000.000 đồng có nghĩa là số tiền thuế GTGT Công ty Anpha đã khấu trừ trong năm nhiều hơn so với thực tế là: 2.000.000 đồng, khi đó kế toán phải kê khai giảm 2.000.000 đồng ở chi tiêu 37 trên tờ khai 01/GTGT.

Nếu tổng số thuế GTGT trong kỳ cộng lại NHỎ HƠN số thuế GTGT được khấu trừ được tính ở cuối năm thì kế toán kê khai điều chỉnh tăng số thuế chênh lệch đó vào chỉ tiêu 38 của tờ khai 01/GTGT

Kết

Phần mềm kế toán SIMBA hiện là giải pháp Đơn giản, chính xác và hiệu quả trong nghiệp vụ quản lý thuế. Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ thuế, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước: Hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuế; Tự động khấu trừ thuế GTGT đầu vào/đầu ra,…

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89