• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

Hướng dẫn kê khai thuế thương mại điện tử (mới nhất 2024)

13:51:1122/10/2024

Trong thời đại 4.0, kinh doanh thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Vấn đề kê khai và nộp thuế thương mại điện tử được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kê khai thuế thương mại điện tử. Cùng tham khảo nhé.

 

 

  1. Hoạt động thương mại điện tử là gì?


Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành 1 phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối internet, mạng di động hay các mạng mở rộng khác.

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, chủ thể của hoạt động thương mại điện tử bao gồm: 

- Các cá nhân, doanh nghiệp thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa, dịch vụ (Người sở hữu)

- Tổ chức, thương nhân cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

- Tổ chức, thương nhân, cá nhân sử dụng website của đơn vị cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ cho hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ của mình (người bán)

- Cá nhân, tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng)

- Thương nhân, tổ chức cung ứng hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ vận tải, và các dịch vụ khác hỗ trợ cho hoạt động thương mại điện tử.

- Cá nhân, tổ chức sử dụng thiết bị điện tử có kết nối internet để tiến hành hoạt động thương mại điện tử.

  1. Hướng dẫn kê khai thuế thương mại điện tử

2.1 Nguyên tắc tính thuế thương mại điện tử

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo năm dương lịch doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định pháp luật.

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cho cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN xác định cho 1 người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình đó trong năm tính thuế.

2.2 Phương thức kê khai thuế và nộp thuế thương mại điện tử

Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định của Cơ quan Thuế. (Trước đây cá nhân, hộ kinh doanh phải trực tiếp kê khai và nộp thuế)

Trong thời gian chưa thực hiện kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân. Tổ chức là chủ sở hữu của sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động thương mại điện tử của cá nhân theo yêu cầu của cơ quan thuế gồm: Họ tên, mã số định danh, CMT, CCCD, MST, địa chỉ, email, SĐT, tài khoản ngân hàng, loại hàng hóa, dịch vụ cung cấp, doanh và một số thông tin khác.

Hồ sơ khai thuế đối với chủ sở hữu sàn thương mại điện tử kê khai và nộp thuế thay cho cá nhân tuân thủ theo Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01-1/BK-CNKD.

2.3 Hướng dẫn tính số thuế phải nộp từ hoạt động thương mại điện tử

 

Hướng dẫn tính thuế thương mại điện tử

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ trong kỳ tính thuế. Bao gồm cả tiền thưởng, hỗ trợ đạt doanh thu, khuyến mại, chiết khấu thương mại, các khoản trợ giá, các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, doanh thu được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC

Trên đây là hướng dẫn khai thuế thương mại điện tử cập nhật theo quy định mới nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

 

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89