• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

NGUYÊN TẮC KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

10:41:0021/07/2022

Thuế là nguồn thu quan trọng trong ngân sách Nhà nước, các sản phẩm lưu thông trên thị trường đều bị áp một loại thuế nhất định. Tuy nhiên, áp thuế dựa trên nguyên tắc không đánh thuế hai lần trên cùng một sản phẩm.

Do đó, khai thuế GTGT như thế nào là đủ và không bị bất lợi đối với doanh nghiệp. Quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về nguyên tắc này nhé. 

I./ THUẾ GTGT LÀ GÌ?

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Như vậy, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.

II./ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ GTGT

Thuế GTGT có những đặc điểm sau: 

  • Thứ nhất, thuế GTGT là thuế gián thu

Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối cùng chịu. Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, thuế GTGT là thuế gián thu. 

  • Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp

Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển từ sản xuất tới lưu thông, tiêu dùng. Ở từng giai đoạn, thuế chỉ tính trên phần giá trị gia tăng của giai đoạn đó, không tính trùng phần GTGT đã tính thuế ở các giai đoạn luân chuyển trước. 

Xét trên một hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, tổng số thuế GTGT thu được qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp. 

  • Thứ ba, thuế giá trị gia tăng được đánh thuế theo nguyên tắc điểm đến

Thuế GTGT được áp dụng theo nguyên tắc điểm đến. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nội địa, bất kể hàng hóa dịch vụ đó được tạo ra ở trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài. 

  • Thứ tư, thuế giá trí gia tăng có phạm vi điều tiết rộng

Thuộc loại thuế tiêu dùng thông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ nên thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng. 

III./ NGUYÊN TẮC KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ GTGT 

Nguyên tắc 1: Người nộp thuế (NNT) có trách nhiệm khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo đúng mẫu quy định và nộp đủ bộ hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

Nguyên tắc 2: NNT tự xác định số tiền thuế phải nộp, trừ các trường hợp sau:

Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp và trường hợp cơ quan thuế tính, thông báo số tiền thuế GTGT phải nộp đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán dựa trên hồ sơ khai thuế của NNT.

Nguyên tắc 3: Nơi khai thuế:

  • Trường hợp 1: NNT thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở.
  • Trường hợp 2: Trường hợp NNT hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại tỉnh thành khác nơi có trụ sở chính thì khai thuế tại trụ sở chính; đồng thời tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước.
  • Trường hợp 3: Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ tương tự khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp đó có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam. Việc đăng ký, khai, nộp thuế có thể do nhà cung cấp trực tiếp thực hiện hoặc thông qua ủy quyền.

Nguyên tắc 4: Đối với giao dịch liên kết

Giá giao dịch liên kết được dùng để kê khai, tính nghĩa vụ thuế phải nộp cần được xác định đảm bảo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập.

Khi kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp, giá giao dịch liên kết cần được điều chỉnh theo giao dịch độc lập đảm bảo không làm giảm thu nhập chịu thuế.

NNT có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.

Nguyên tắc 5: Đối với cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế

Khi NNT đề nghị, có thể thực hiện cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế; trường hợp này cần có sự thống nhất giữa các bên có liên quan tùy trường hợp (có thể là thỏa thuận đơn phương, song phương và đa phương giữa cơ quan thuế, NNT và cơ quan thuế nước ngoài có liên quan).

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89