• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

TỔNG HỢP 3 ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý TẠI NGHỊ ĐỊNH 41/2022

10:34:2930/06/2022

Ngày 20/6/2022, Nghị định 41/2022/NĐ-CP được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.

Sau đây là 3 điểm đáng chú ý tại Nghị định 41/2022 mà các tổ chức, doanh nghiệp cần kịp thời nắm bắt để thực hiện.

1. Không phải lập riêng hóa đơn cho hàng hóa được giảm thuế GTGT

* Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT

Trên hoá đơn có các loại hàng hoá, dịch vụ áp dụng thuế suất thuế GTGT khác nhau thì phải ghi rõ thuế suất của từng loại theo quy định.

Khi lập hoá đơn GTGT cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT:

Tại dòng thuế suất thuế GTGT ghi “8%”; tiền thuế GTGT; tổng số tiền người mua phải thanh toán.

* Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu để tính thuế GTGT

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì trên hóa đơn bán hàng phải ghi rõ số tiền được giảm theo quy định.

Như vậy, các tổ chức kinh doanh sẽ không cần lập hóa đơn riêng cho hàng hóa được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%

2. Không phạt, không yêu cầu điều chỉnh hóa đơn chưa tách riêng thuế suất 8%

Theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 41/2022/NĐ-CP:

Từ ngày 01/02/2022 ~ 20/06/2022, cơ sở kinh doanh đã thực hiện xuất hóa đơn mà ghi rõ thuế suất/ không tách riêng hóa đơn thuế suất 8%:

- Vẫn được giảm thuế GTGT

- Không phải điều chỉnh lại hóa đơn

- Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

3. Áp dụng mẫu Thông báo tiếp nhận xử lý hoá đơn điện tử đã lập có sai sót mới

Từ ngày 20/6/2022, doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng mẫu Thông báo mới được ban hành kèm theo Nghị định 41/2022.

Cụ thể là Mẫu số 01/TB-HĐSS Thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý về việc HĐĐTđã lập có sai sót, THAY THẾ mẫu số 01/TB-SSĐT ban hành kèm Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hoá đơn, chứng từ.

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89