• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

Tổng hợp khung thời gian khấu hao tài sản cố định mới nhất

13:23:4721/01/2022

Trích khấu hao tài sản cố định là hoạt động quan trọng và không thể thiếu đối với doanh nghiệp có tài sản cố định (TSCĐ). Tuy nhiên việc trích khấu hao cần được thực hiện theo quy định của pháp luật dựa trên nguyên giá tài sản cố định và khung khấu hao tài sản cố định. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những quy định của pháp luật về khung khấu hao TSCĐ.

 

  1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Căn cứ theo Điều 3 thông tư 45/20130TT-BTC, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định như sau:

Các tư liệu lao động là những tài sản hữu hình đáp ứng các tiêu chí: Có kết cấu độc lập; Hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện các chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được

Nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; 

(2) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên

(3) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. (

Căn cứ Điều 3 thông tư 45/20130TT-BTC cũng quy định:

Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình được coi là TSCĐ vô hình. 

** Lưu ý: Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

Căn cứ theo mục 9 điều 2 thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định:

“Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.”

Do TSCĐ có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh nên theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán, giá trị TSCĐ phải được phân bổ thành nhiều kỳ để đảm bảo ghi nhận chi phí hợp lý.

Không tính khấu hao TSCĐ hoặc tính sai sẽ làm sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.

  1. Cách tính thời gian khấu hao tài sản cố định

Kế toán căn cứ mức độ sử dụng ước tính và khung khấu hao theo Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ. 

Căn cứ tại điểm 10, khoản 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:

“Thời gian trích khấu hao TSCĐ: là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ”

2.1. Thời gian trích khấu hao TSCĐ mới

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC: “Doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.”

Điều này nghĩa là, đối với TSCĐ mới, thời gian trích khấu hao phải lớn hơn mức tối thiểu và nhỏ hơn mức tối đa trong luật định.

Khung khấu hao tài sản cố định theo phụ lục I, Thông tư số 45 /2013/TT-BTC chi tiết tại mục 3 bài viết này, bao gồm cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.

Trong đó, thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình do doanh nghiệp tự xác định nhưng không vượt quá 20 năm (điều 11 Thông tư số 45 /2013/TT-BTC)

Một số trường hợp đặc biệt.

+ Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp;

+ Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

2.2 Thời gian trích khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng

Theo khoản 2, điều 10 thông tư số 45/2013/TT-BTC đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ

         

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC)

Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến ) và các trường hợp khác.

2.3. Tài sản cố định không phải trích khấu hao

Các TSCĐ sau thì không cần trích khấu hao:

TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.

Các tài sản cố định loại 6 được quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 147/2016/TT-BTC không phải trích khấu hao, chỉ mở sổ chi tiết theo dõi giá trị hao mòn hàng năm của từng tài sản và không được ghi giảm nguồn vốn hình thành tài sản.

  1. Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất cho các loại TSCĐ

PHỤ LỤC I

KHUNG THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)

Danh mục các nhóm tài sản cố định

Thời gian trích khấu hao tối thiểu (năm)

Thời gian trích khấu hao tối đa (năm)

A – Máy móc, thiết bị động lực

   

1. Máy phát động lực

8

15

2. Máy phát điện, thuỷ điện, nhiệt điện, phong điện, hỗn hợp khí.

7

20

3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

7

15

4. Máy móc, thiết bị động lực khác

6

15

B – Máy móc, thiết bị công tác

   

1. Máy công cụ

7

15

2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng

5

15

3. Máy kéo

6

15

4. Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

6

15

5. Máy bơm nước và xăng dầu

6

15

6. Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

7

15

7. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất

6

15

8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh

10

20

9. Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác

5

15

10. Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in văn phòng phẩm và văn hoá phẩm

7

15

11. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

10

15

12. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc

5

10

13. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy

5

15

14. Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

7

15

15. Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế

6

15

16. Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình

3

15

17. Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm

6

10

18. Máy móc, thiết bị công tác khác

5

12

19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu

10

20

20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.

7

10

21. Máy móc thiết bị xây dựng

8

15

22. Cần cẩu

10

20

C – Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

   

1. Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

5

10

2. Thiết bị quang học và quang phổ

6

10

3. Thiết bị điện và điện tử

5

10

4. Thiết bị đo và phân tích lý hoá

6

10

5. Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ

6

10

6. Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

5

10

7. Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

6

10

8. Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

2

5

D – Thiết bị và phương tiện vận tải

   

1. Phương tiện vận tải đường bộ

6

10

2. Phương tiện vận tải đường sắt

7

15

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ

7

15

4. Phương tiện vận tải đường không

8

20

5. Thiết bị vận chuyển đường ống

10

30

6. Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

10

7. Thiết bị và phương tiện vận tải khác

6

10

E – Dụng cụ quản lý

   

1. Thiết bị tính toán, đo lường

5

8

2. Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử và phần mềm tin học phục vụ quản lý

3

8

3. Phương tiện và dụng cụ quản lý khác

5

10

G – Nhà cửa, vật kiến trúc

   

1. Nhà cửa loại kiên cố.

25

50

2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe…

6

25

3. Nhà cửa khác.

6

25

4. Kho chứa, bể chứa; cầu, đường, đường băng sân bay; bãi đỗ, sân phơi…

5

20

5. Kè, đập, cống, kênh, mương máng.

6

30

6. Bến cảng, ụ triền đà…

10

40

7. Các vật kiến trúc khác

5

10

H – Súc vật, vườn cây lâu năm

   

1. Các loại súc vật

4

15

2. Vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.

6

40

3. Thảm cỏ, thảm cây xanh.

2

8

I – Các loại tài sản cố định hữu hình khác chưa quy định trong các nhóm trên.

4

25

K – Tài sản cố định vô hình khác.

2

20

 

  1. Có được thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ không?

Theo Điều 10 thông tư số 45/2013/TT-BTC quy định về số lần thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản như sau:

+ Doanh nghiệp chỉ được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định một lần đối với một tài sản.

+ Việc kéo dài thời gian trích khấu hao của tài sản cố định bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định và không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp từ lãi thành lỗ hoặc ngược lại.

+ Trường hợp doanh nghiệp thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định thì Bộ Tài chính, cơ quan thuế trực tiếp quản lý yêu cầu doanh nghiệp xác định lại theo đúng quy định

 

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89