• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

News & Events

Trọn bộ mẫu hồ sơ thanh lý tài sản cố định theo TT 200 và 133

10:49:2426/08/2022

Khi có tài sản cố định cần thanh lý, kế toán cần chuẩn bị hồ sơ thanh lý tài sản cố định theo quy định của thông tư 200 và 133. Vậy hồ sơ thanh lý tài sản cố định theo quy định cần chứng từ gì và sử dụng như thế nào? 

Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ, kế toán sẽ cần quan tâm đến quy trình thủ tục thanh lý tài sản cố định và hạch toán thanh lý tài sản cố định. 

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

  1. Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định

Căn cứ vào kết quả kiểm kê tài sản, cũng như quá trình theo dõi, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp, bộ phận (hoặc phòng ban) có TSCĐ cần thanh lý của doanh nghiệp phải lập đơn đề nghị để trình lãnh đạo công ty phê duyệt.

Trong đơn đề nghị đó phải ghi rõ loại hàng hóa thanh lý, tình trạng chất lượng, số lượng, lí do thanh lý kèm theo danh mục TSCĐ cần thanh lý.

Mẫu đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định:


Đơn đề nghị thanh lý tài sản cố định

  1. Quyết định Thanh lý TSCĐ

Quyết định thanh lý TSCĐ là tài liệu chứng nhận Giám đốc chấp thuận việc thanh lý TSCĐ sau khi có Biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ của bộ phận sử dụng. Căn cứ vào Quyết định này, đơn vị tiến hành thanh lý tài sản cố định.

Quyết định thanh lý TSCĐ bao gồm các nội dung như sau:

  • Tên công ty.
  • Số hiệu của Quyết định.
  • Ngày/tháng/năm ra Quyết định.
  • Tài sản cố định đem đi thanh lý. Chi tiết tên, nhãn hiệu, năm sản xuất, nước sản xuất.
  • Chữ ký và họ tên của Giám đốc.

Mẫu quyết định thanh lý tài sản cố định:


Quyết định thanh lý tài sản cố định

  1. Quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ

Mục đích sử dụng: mang tính chất xác nhận và thông báo việc thành lập hội đồng xử lý tài sản cố định cần thanh lý.

Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ đã quy định rõ các điều khoản, kế toán cần lưu ý ghi đầy đủ thành phần tham gia trong hội đồng bao gồm:

+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;

+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;

+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;

+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;

+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;

+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).

  1. Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ

Biên bản ghi chép lại các nội dung đã được bàn và thống nhất trong buổi họp liên quan đến việc kiểm định chất lượng và giá trị của tài sản, kết quả định giá, hình thức xử lý TSCĐ… và là căn cứ để tiến hành các bước tiếp theo.

  1. Biên bản kiểm kê tài sản cố định

Mục đích sử dụng: Giống như kiểm kê vật tư, hàng hóa hay Biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp, biên bản kiểm kê tài sản có mục đích xác nhận số lượng, hiện trạng của tài sản từ đó mang đi so sánh với sổ sách kế toán để biết được độ chênh lệch giữa sổ sách và thực tế. Kế toán lấy đó làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi số kế toán chênh lệch.

Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định:


Biên bản kiểm kê tài sản cố định

  1. Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Mục đích sử dụng: Ghi chép lại kết quả đánh giá về chất lượng và giá trị còn lại của tài sản làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại tài sản.

Nội dung biên bản đánh giá lại TSCĐ cần có thông tin của các thành viên tham gia đánh giá trong hội đồng thanh lý TSCĐ; số hiệu, ký hiệu, số thẻ TSCĐ; giá trị TSCĐ đang được ghi trong sổ sách kế toán, giá trị còn lại theo đánh giá, giá trị chênh lệch.

  1. Biên bản thanh lý tài sản cố định 

Mục đích của biên bản này là xác nhận việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ để kế toán ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.
Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ

Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định:


Biên bản thanh lý tài sản cố định

  1. Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý

Hợp đồng này xác nhận quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hợp đồng trong trường hợp này cụ thể là bên thanh lý và bên mua.

  1. Hóa đơn bán TSCĐ

Mục đích sử dụng: Đây là chứng từ quan trọng do bên thanh lý TSCĐ phát hành nhằm yêu cầu bên mua thanh toán giá trị đơn hàng theo thỏa thuận. Sau khi bên mua hoàn tất thanh toán, bên bán có nhiệm vụ xác nhận vào hóa đơn chẳng hạn như đóng dấu. Hóa đơn này mỗi bên giữ một bản.

  1. Biên bản giao nhận TSCĐ

Mục đích sử dụng: Biên bản được lập ra nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn tất các thủ tục giao dịch và được bên mua đưa vào sử dụng và là căn cứ để kế toán ghi nhận vào sổ sách.

Biên bản giao nhận TSCĐ cần ghi đầy đủ thông tin về tài sản được chuyển giao bao gồm nơi sản xuất, năm đưa vào sử dụng, thông số kỹ thuật, nhất là tính nguyên giá tài sản cố định.

Mẫu biên bản giao nhận TSCĐ:


Biên bản giao nhận TSCĐ

  1. Biên bản hủy tài sản cố định

Xác nhận việc loại bỏ tài sản ra khỏi danh mục tài sản của công ty.

  1. Thanh lý hợp đồng

Mục đích sử dụng: Ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Bản thanh lý hợp đồng cần ghi chính xác tên và mã hợp đồng cần thanh lý, giá trị hợp đồng (trước và sau thuế).

Mẫu thanh lý hợp đồng:


Thanh lý hợp đồng

Tạm kết

Trên đây, đã chia sẻ tới bạn chi tiết các công việc cần thực hiện khi có quyết định thanh lý tài sản cố định cùng với đó là bộ hồ sơ cần chuẩn bị để đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp và bên mua cũng như làm căn cứ để kế toán ghi chép lại sự thay đổi trong sổ sách.

Số tổng đài mới của AsiaSoftHCM: 1900 63 66 89