• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

Tin tức & sự kiện

12 Điều quan trọng về Báo cáo tài chính dành cho kế toán

13:01:3515/03/2021

Sự đa dạng của báo cáo tài chính đòi hỏi chúng ta trước hết phải làm quen với những đặc trưng chung của chúng trước khi tập trung vào những vấn đề tài chính đặc thù của từng doanh nghiệp.

 1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH LÀ NHỮNG BẢNG ĐIỂM (SCORECARDS)

Có hàng triệu nhà đầu tư cá nhân trên thế giới. Trong khi có nhiều nhà đầu tư lựa chọn quỹ tương hỗ để đầu tư, thì cũng có rất nhiều người khác đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu. Việc đầu tư thận trọng đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm những công ty chất lượng có bảng cân đối kế toán tốt, doanh thu bền vững và dòng tiền dương.

Cho dù bạn có thể tự mình phân tích hay nhờ đến các chuyên gia, thì việc học hỏi các kỹ năng phân tích báo cáo tài chính cơ bản cũng đều rất hữu dụng, chắc chắn là không chỉ đối với chuyên gia. Doanh nhân Robert Hollet đã từng viết cuốn sách với tựa đề “How To Keep Score In Business” (1987).

  1. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CẦN DÙNG

Đối với mục đích phân tích đầu tư, bạn sẽ cần dùng bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo vốn chủ sở hữu (shareholder’s equity) và lợi nhuận giữ lại (reatained earnings), hiếm khi được đưa ra và chúng bao gồm những điều kieru bia kèm lạc, nhưng không hẳn là những thông tin quan trọng, và không được các nhà phân tích tài chính sử dụng.

Có một thực trạng là nhiều nhà đầu tư chỉ chú trọng vào báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán, mà không xem xét đến dòng tiền. Điều này cực kì sai lầm. Hãy ghi nhớ rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ có những số liệu phân tích cực kỳ quan trọng.

  1. NHẬN THỨC ĐƯỢC THÔNG TIN ĐẰNG SAU CÁC CON SỐ

Các con số trong báo cáo tài chính của một công ty phản ánh các sự kiện ở thế giới thực. Những con số này và các tỉ số/chỉ số rút ra từ việc phân tích đầu tư sẽ dễ hiểu hơn nếu bạn hình dung các sự kiện thực tế ẩn sau dạng thông tin định lượng này. Ví dụ, trước khi bạn bắt đầu suy ngẫm những con số đó, hãy tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty, sản phẩm, dịch vụ của nó, và lĩnh vực mà nó hoạt động.

  1. SỰ ĐA DẠNG TRONG PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Đừng hy vọng báo cáo tài chính chỉ có duy nhất một khuôn mẫu. Rất nhiều bài báo và sách vở viết về phân tích báo cáo tài chính đều áp dụng một cách tiếp cận cứng nhắc cho nhiều trường hợp khác nhau. Nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ lúng túng nếu gặp phải một báo cáo được lập không giống như những gì được coi là “điển hình”.

Hãy nhớ rằng sự đa dạng vốn có trong hoạt động kinh doanh dẫn đến sự đa dạng trong cách báo cáo tài chính. Điều này đặc biệt đúng với bảng cân đối kế toán, còn báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ ít gặp phải hiện tượng này.

  1. THÁCH THỨC TRONG VIỆC HIỂU CÁC THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH

Sự thiếu vắng những thuật ngữ tài chính được chuẩn hóa gây khó khăn cho nhà đầu tư khi đọc các bút toán kế toán. Các nhà đầu tư non nớt sẽ dễ nhầm lẫn trong tình huống này. Có thể trong tương lai vấn đề này chưa chắc đã khá hơn, nhưng một cuốn từ điển tài chính có thể giúp ích đáng kể.

  1. KẾ TOÁN LÀ MỘT NGHỆ THUẬT, KHÔNG PHẢI KHOA HỌC

Sự thể hiện tình hình tài chính của một công ty, như được mô tả trong báo cáo tài chính, chịu tác động bởi các ước tính và đánh giá của ban quản trị. Trong trường hợp tốt nhất, ban quản trị có thể trung thực và công tâm tuyệt đối, còn các kiểm toán viên độc lập sẽ nghiêm túc, khắc khe và không nhượng bộ. Bất kể trong trường hợp nào, nhà đầu tư nên thận trọng tìm hiểu và thận trọng khi phân tích báo cáo tài chính bởi sự thiếu chính xác vốn dĩ rất khó tránh trong quy trình kế toán.

  1. HAI NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHÍNH

Những nguyên tắc kế toán phổ biến được chấp nhận (GAAP- ở Mỹ) được sử dụng để lập báo cáo tài chính. Tổng số các khái niệm và giả định về kế toán là rất lớn. Với các nhà đầu tư, nguyên tắc giá gốc và kế toán dồn tích là hai nguyên tắc cơ bản cần nắm vững.

Theo GAAP, tài sản được ghi nhận giá ở thời điểm doanh nghiệp mua (giá gốc hay giá lịch sử), dù giá này có thể khác biệt đáng kể so với giá hiện hành trên thị trường. Doanh thu được ghi nhận khi hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, và chi phí được ghi nhận khi phát sinh. Nhìn chung, dòng giá trị này không xảy ra đồng thời với những dòng tiền mặt vào và ra thực tế của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao dòng tiền trở nên vô cùng quan trọng.

  1. CÁC THÔNG TIN KHÔNG CÓ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Các thông tin về tình hình kinh tế, triển vọng ngành, mức độ cạnh tranh, động lực thị trường, đổi mới công nghệ, chất lượng quản lý và lực lượng lao động không được phản ánh trực tiếp trong báo cáo tài chính của công ty. Các nhà đầu tư cần phải biết rằng nhũng thông tin từ báo cáo tài chính mặc dù quan trọng nhưng chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh đầu tư rộng lớn hơn.

  1. CÁC TỈ SỐ VÀ CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Các con số tuyệt đối trong báo cáo tài chính không có nhiều giá trị khi phân tích đầu tư. Do đó, để đánh giá kết quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty, nhà đầu tư cần chuyển chúng thành những tỉ số, chỉ số tương đối. Các tỉ số và chỉ số này phải được xem xét trong một thời gian dài để phản ánh các xu hướng. Một lần nữa, hãy thận trọng với suy nghĩ chỉ có một khuôn mẫu duy nhất. Các thước đo tài chính có thể khác nhau đáng kể tùy vào ngành, quy mô và giai đoạn phát triển của công ty.

  1. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Khó có thể chỉ dùng các con số trong báo cáo tài chính để cung cấp những thông tin như các cơ quan quản lý yêu cầu. Các nhà phân tích chuyên nghiệp đều đồng tình rằng sự hiểu biết kỹ lưỡng về thuyết minh báo cáo tài chính là rất cần thiết trong trường hợp cần đánh giá đúng hiệu quả và tình hình tài chính của công ty. Như các kiểm toán viên thường viết trong báo cáo tài chính “các thuyết minh kèm theo là một phần không thể thiếu của báo cáo tài chính.” Hãy ghi nhớ ý kiến này.

  1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN

Các nhà đầu tư khôn ngoan chỉ nên cân nhắc đầu tư vào các công ty có báo cáo tài chính đã kiểm toán, và đây cũng là yêu cầu với tất cả các công ty đại chúng. Trước khi tìm hiểu sâu báo cáo tài chính của một công ty, phải đọc báo cáo của kiểm toán viên. Một quan điểm khách quan sẽ bật đèn xanh cho bạn tiếp tục. Ý kiến của kiểm toán có thể tốt hoặc xấu, và trong trường hợp thứ hai, bạn không nên tiếp tục đầu tư vào công ty này.

  1. BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

Nhìn chung, cụm từ “hợp nhất” xuất hiện trong tên một báo cáo tài chính, như trong bảng cân đối kế toán hợp nhất. Sự hợp nhất của công ty mẹ và công ty con (sở hữu hơn 50%) có nghĩa là hoạt động của các thực thể riêng lẻ được hợp lại coi như một đơn vị kinh tế. Tập quán này giả định rằng báo cáo hợp nhất của một thực thể có ý nghĩa hơn báo cáo của các thực thể riêng lẻ.

TÓM TẮT LẠI

Những vấn đề về báo cáo tài chính được nêu ở đây nhằm cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng thể. Với những hiểu biết này, các nhà đầu tư mới vào nghề sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những phân tích chi tiết hơn để từ đó hiểu rõ chất lượng đầu tư được phản ánh trong báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.

Số tổng đài mới của SimbaHCM: 1900 63 66 89