Tra cứu bảo hiểm xã hội như thế nào cho chuẩn xác? Có bao nhiêu cách tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội.Trong bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ tới các bạn các bước chi tiết để tra cứu BHXH một cách nhanh chóng nhất.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Thực tế thì có rất nhiều trường hợp người lao động buộc phải khai báo thông tin tham gia BHXH của mình như: khi làm việc tại công ty mới, khi làm các giấy tờ tùy thân, khi làm hồ sơ hưởng chế độ BHXH… Tuy nhiên, không phải lúc nào người lao động cũng mang theo sổ BHXH bên cạnh hoặc nhớ các thông tin trong sổ BHXH.
Tại sao cần phải tra cứu bảo hiểm xã hội
2.1 Tra cứu BHXH thông qua cổng thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam
Với cách tra cứu bảo hiểm xã hội này, người lao động có thể tra cứu được tất cả các thông tin tham gia BHXH, tra cứu thông tin đóng bảo hiểm xã hội của mình, có thể tra cứu hộ người thân. Các thông tin được tra cứu bao gồm:
Các bước để tra cứu như sau:
Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.
Theo đường link: https://www.baohiemxahoi.gov.vn/
Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến
Tra cứu thông tin tham gia BHXH trực tuyến
Bước 3: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục tra cứu thông tin BHXH tương ứng mà mình cần tra cứu
Bước 4: Nhập các dữ liệu cần thiết theo điều hướng từ hệ thống
Nhập dữ liệu có đánh dấu sao đỏ
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.
Người lao động cần lưu ý khi áp dụng cách này: Trong một vài trường hợp khi tra cứu bảo hiểm xã hội cá nhân, người lao động phải cung cấp các thông tin như số CMND/CCCD, số điện thoại, địa chỉ, email đã đăng ký với cơ quan BHXH. Các thông tin này nhằm mục đích tham chiếu đối tượng tra cứu và bảo mật thông tin cho mỗi cá nhân.
2.2 Tra cứu BHXH qua zalo
Zalo là một ứng dụng được phát triển bởi VNG – Công ty công nghệ của Việt Nam cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện trên các thiết bị di động, Zalo có thêm tính năng Official Account (OA) cho phép người dùng theo dõi các chủ đề mà bạn quan tâm
Để tra cứu BHXH qua zalo cần yêu cầu người dùng phải có tài khoản đăng nhập zalo Nếu chưa có thì bạn có thể đăng ký qua SĐT và thực hiện như sau:
Các bước tra cứu BHXH qua ứng dụng Zalo trên điện thoại
Lưu ý là không phải trang OA của BHXH nào cũng sẽ có tính năng tra cứu BHXH. Để kiểm tra người dùng hãy thực hiện trên trang OA của BHXH Hà Nội như hướng dẫn sau đây.
Ví dụ: Để “tra cứu mã số BHXH” của cá nhân, bạn thực hiện các bước như trên đến mục “tiện ích” => Chọn “tra cứu mã số BHXH” => bạn điền đầy đủ thông tin, các mục đánh dấu (*) là bắt buộc => Xác nhận mã Capcha => Nhận kết quả.
Như vậy, bên cạnh việc giúp người tham gia BHXH có thể tra cứu thông tin về quá trình đóng BHXH, kiểm tra mã số bảo hiểm xã hội… Thông qua ứng dụng Zalo người lao động cũng có thể xem, tra cứu thêm được các thông tin khác có liên quan đến các chế độ BHXH, BHTN, BHYT một cách nhanh chóng thuận tiện, dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
Link tải ứng dụng Zalo:
Thiết bị IOS: https://apps.apple.com/us/app/zalo/id579523206
Thiết bị Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.zing.zalo
2.3 Tra cứu BHXH qua ứng dụng VssID
“VssID – Bảo hiểm xã hội số” là ứng dụng chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên nền tảng thiết bị di động”.giúp thiết lập kênh giao tiếp, tiếp cận thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công và tham gia giao dịch với cơ quan BHXH.
Để tra cứu ứng dụng tra cứu bảo hiểm xã hội BHXH bằng ứng dụng VssID, người lao động cần phải cài đặt ứng dụng tra cứu bảo hiểm xã hội VssID trên nền tảng thiết bị di động thông minh và đã đăng ký tài khoản cá nhân trên ứng dụng.
Cách tra cứu BHXH qua ứng dụng VssID như sau:
Người lao động tra cứu thông tin BHXH nào cần nhập đầy đủ các dữ liệu theo điều hướng mà App đã cài đặt. Ngoài ra người lao động còn có thể tra cứu các thông tin liên quan đến BHYT, BHTN, BHTNNLD.
Link tải ứng dụng VssID:
Thiết bị IOS: https://apps.apple.com/vn/app/vssid/id1521647264
Thiết bị Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.bhxhapp
2.4 Tra cứu BHXH bằng tin nhắn điện thoại
Với cách này, người lao động có thể tra cứu bảo hiểm xã hội mà không cần mã OTP. Chỉ đơn giản với chiếc điện thoại của bạn có thể nhắn tin để tra cứu.
Người lao động soạn tin nhắn với cú pháp:
BH QT {mã số bảo BHXH} gửi đến 8079.
Người lao động soạn tin nhắn với cú pháp:
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng-năm} {đến tháng-năm} gửi đến 8079.
Người lao động soạn tin nhắn với cú pháp:
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.
Cách tra cứu BHXH qua tin nhắn di động thông tin không được đầy đủ như tra cứu bằng phương pháp trực tuyến. Người lao động chỉ nhận được kết quả về tổng thời gian tham gia BHXH hoặc trong khoảng thời gian chứ không biết chi tiết thông tin BHXH của mình như Mức đóng, Chức vụ…
Quá trình tham gia bảo hiểm xã hội chính là khoảng thời gian từ khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm đến thời điểm hiện tại.
Khi người lao động muốn tính toán về mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ được nhận, thì có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình.
Cách tra cứu nhanh như sau:
3.1 Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam
Bước 1: Truy cập cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”
Bước 4: Nhập các dữ liệu cần thiết để tra cứu.
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.
Lưu ý: Khi nhập dữ liệu về thời gian tra cứu, cần nhập thời gian bắt đầu tham gia BHXH đến hiện tại tra cứu để không bỏ sót tất cả những tháng tham gia BHXH.
3.2 Tra cứu trên ứng dụng VssID
Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID trên thiết bị điện thoại di động
Bước 2: Tại phần “Quản lý cá nhân” nhấn chọn mục “Quá trình tham gia”
Bước 3: Chọn tiếp “C14-TS” để tra cứu thời gian đóng bảo hiểm xã hội của cá nhân và nhận kết quả tra cứu.
Như vậy, có thể thấy tra cứu thời gian tham gia BHXH thông qua ứng dụng phần mềm tra cứu bảo hiểm xã hội VssID có nhiều lợi thế hơn cả, không chỉ nhanh và thuận tiện mà còn đảm bảo chính xác nhờ có Mẫu C14-TS – Xác nhận đóng BHXH từ cơ quan BHXH. Người lao động có thể thấy ngay kết quả mà không cần tính toán hay tổng hợp già thêm.
Trong một vài trường hợp người lao động muốn tra cứu đơn vị mình đang làm hoặc đơn vị mình ứng tuyển sắp tới có tham gia BHXH không có thể tra cứu trực tiếp theo cách sau.
Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam
Bước 2: Trên giao diện chính nhấn chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
Bước 3: Trên menu “Tra cứu trực tuyến” nhấn chọn vào mục “Tra cứu đơn vị tham gia BHXH”.
Bước 4: Nhập các dữ liệu cần thiết gồm: Tỉnh thành; Cơ quan BHXH; Mã đơn vị; Tên đơn vị; Mã số thuế rồi tích chọn “Tôi không phải người máy”
Bước 5: Nhấn “Tra cứu” và nhận kết quả
Lưu ý:
Ở những dòng có đánh dấu (*) là thì bắt buộc phải nhập, nhập thông tin càng chi tiết kết quả trả về sẽ là kết quả tối ưu nhất.
Trong trường hợp thông tin nhập sai hoặc không chính xác thì sẽ không hiển thị kết quả tra cứu.
Trong nhiều trường hợp khi tra cứu mã số bảo hiểm xã hội không được có thể do một số các nguyên nhân như sau:
Trường hợp 1: Người lao động nhập sai dữ liệu cá nhân để tra cứu, dẫn đến không tìm thấy kết quả.
Trả lời: Trong trường hợp này người lao động cần nhập lại thông tin tra cứu và kiểm tra kỹ lưỡng xem thông tin nhập đã chính xác chưa, sau đó mới tra cứu.
Trường hợp 2: Người lao động mới đăng ký tham gia BHXH, do đó dữ liệu chưa được cập nhật kịp thời lên hệ thống dữ liệu của Cơ quan BHXH Việt Nam.
Trả lời: Trong trường hợp này người lao động cần chờ để cơ quan BHXH cập nhật thông tin mới có thể tra cứu mã số BHXH
Trường hợp 3: Do hệ thống thông tin điện tử đang bảo trì
Trường hợp hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam đang bảo trì, người lao động sẽ không thể thực hiện bất cứ tra cứu BHXH nào.
Trả lời: Người lao động cần chờ hệ thống được bảo trì xong sau đó quay lại tra cứu.
Nguồn: Internet