• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

Tin tức & sự kiện

5 cách tính giá thành sản phẩm chi tiết, đầy đủ

09:56:4808/06/2022

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, phản ánh kết quả của các nỗ lực quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Vậy có những cách tính giá thành như thế nào và quy trình tính giá thành như thế nào?… Nội dung bài dưới đây sẽ đề cập chi tiết và ví dụ minh họa cụ thể.


Kế toán giá thành – Hướng dẫn các phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm chi tiết, đầy đủ

  1. Giá thành là gì?

Giá thành sản xuất của sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường.

Lưu ý, giá thành sản xuất chỉ tính đến các chi phí để tạo ra sản phẩm đó, các chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thì không tính vào giá thành sản phẩm

  1. Quy trình tính giá thành sản phẩm


Quy trình các bước tính giá thành

Chú thích:

(1) Tập hợp chi phí sản xuất (xác định chi phí dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ) 

(2) Xác định sản lượng để phân bổ

Qđk + Qsx = Qht + Qck

(3) Chọn phương pháp tính giá thành

(4) Lập bảng tính giá thành

Tính giá thành được coi là một trong những nghiệp vụ khó nhất của kế toán. Tuy nhiên hiện nay, một số giải pháp kế toán đã cung cấp được công cụ tự động tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành tự động, giúp kế toán tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

  1. Các cách tính giá thành sản phẩm

Các phương pháp tính giá thành

Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu 5 phương pháp tính giá thành. Ba cách tính giá thành đầu tiên thuộc nhóm phương pháp tính giá thành cơ bản.

Cách 1: Phương pháp tính giá thành giản đơn (còn gọi phương pháp tính giá thành trực tiếp)

Áp dụng với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chỉ sử dụng một quy trình chế biến, mặt hàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ ngắn, sản phẩm dở dang ít hoặc không có. 

Ví dụ: Khai thác điện, nước, than, quặng, vận tải (chở hàng hóa, chở khách,…),…

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả quá trình công nghệ và kết quả đánh giá sản phẩm dở dang để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo công thức:

Z

=

Dđk + C – Dck

z

=

Z

Qht

Trong đó:  

  • Z: Giá thành sản phẩm
  • C: Chi phí sản xuất trong kỳ
  • Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
  • Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
  • z: Giá thành trên một đơn vị sản phẩm
  • Qht: Số lượng sản phẩm hoàn thành

Ví dụ minh họa: 

Trong tháng 9/N, các chi phí phát sinh tập hợp liên quan đến quy trình sản xuất duy nhất sản phẩm A bao gồm: (ĐVT:1.000đ)

Khoản mục chi phí

Phát sinh

Nguyên vật liệu trực tiếp

200.000

Nhân công trực tiếp

40.000

Sản xuất chung

60.000

Doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Trong kỳ toàn bộ 100 sản phẩm A hoàn thành được nhập kho. Tính giá thành sản phẩm A. 

Đáp án: (ĐVT:1.000đ)

Từ phương trình tính tổng giá thành, ta có phương trình sản xuất sau: 

Dđk + C 

=

Z + Dck

Do đó: Tổng giá thành (Z) = 0 + (200.000+40.000+60.000) – 0 = 300.000

Giá thành đơn vị (z) = 300.000/100 = 3.000

Cách 2: Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Áp dụng với quy trình sản xuất sử dụng cùng một nguyên vật liệu chính, kết thúc tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.

Ví dụ: Hóa chất, nuôi bò sữa (Sữa chua, sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng,…),… 

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả quy trình công nghệ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính giá thành liên sản phẩm theo từng khoản mục

Phân bổ giá thành liên sản phẩm cho từng loại sản phẩm theo tiêu chuẩn phân bổ là số lượng sản phẩm sản xuất thực tế đã được quy đổi hết về sản phẩm có đặc trưng tiêu biểu nhất làm sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số là

zi

=

Zi

Qi

Trong đó: 

Zi: Tổng giá thành loại Sản phẩm i

zi : Giá thành đơn vị sản phẩm

Hi: Hệ số tính giá thành loại sản phẩm i

n: Số loại sản phẩm của quy trình sản xuất

Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: Chi phí sản xuất trong kỳ

Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Qi: Số lượng sản phẩm i

Ví dụ minh họa: 

DN XY có quy trình sản xuất công nghệ đơn giản, khép kín. Sản phẩm của quy trình công nghệ là hai sản phẩm X, Y. Doanh nghiệp đã xác định hệ số giá thành sản phẩm X là 1. sản phẩm Y là 1.2. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và phát sinh trong kỳ như sau: Đơn vị tính: 1.000đ

Khoản mục chi phí

Dở dang đầu kỳ

Phát sinh

Nguyên vật liệu trực tiếp

9.000

120.000

Nhân công trực tiếp

2.000

16.000

Sản xuất chung

3.000

20.000

Cuối kỳ hoàn thành 90 sản phẩm X, 10 sản phẩm X dở dang mức chế biến hoàn thành 50%, 60 sản phẩm Y, 10 sản phẩm Y dở dang mức chế biến hoàn thành 50%.Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm X, Y theo từng khoản mục. Chi phí nguyên vật liệu phát sinh 1 lần từ đầu quy trình công nghệ. Các chi phí khác phát sinh dần.

Đáp án: 

Xác định sản lượng theo sản phẩm tiêu chuẩn. 

  • Tổng sản phẩm hoàn thành quy đổi về sản phẩm tiêu chuẩn = 90 x 1+60 x 1.2 = 162
  • Tổng sản phẩm dở dang quy đổi để phân bổ chi phí nguyên vật liệu = 10 x 1+10 x 1.2=22
  • Tổng sản phẩm dở dang quy đổi để phân bổ chi phí chế biến (nhân công trực tiếp, sản xuất chung) = 10 x 50% x 1+10 x 1.2 x 50%=11
  • Phân bổ chi phí theo lượng đầu ra: 162 (Qht) + 22 (Qck)

Do xác định được tỉ lệ hoàn thành tương đương, sản phẩm dở dang phải đánh giá theo tỷ lệ hoàn thành tương đương – phương pháp bình quân

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: 

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = (9.000+120.000)/(162+22) x 22=15.424
  • Chi phí nhân công trực tiếp = (2.000+16.000)/(162+11) x 11=1.144
  • Chi phí sản xuất chung = (3.000+20.000)/(162+11) x 11=1.462

Xác định giá thành sản phẩm tiêu chuẩn trong kỳ và quy đổi để tính giá thành sản phẩm thực tế

Cách 3: Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết thúc tạo ra nhóm sản phẩm cùng loại, quy cách khác nhau.

Ví dụ: sản xuất thép, ống nước, sản xuất quần áo, gạch ngói,…

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được cho cả quy trình công nghệ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính giá thành của cả nhóm sản phẩm theo từng khoản mục. Đây là phương pháp tính giá thành khó, phần mềm kế toán MISA AMIS là một trong số ít các phần mềm kế toán đáp ứng được theo phương pháp này. 

Lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính giá thành của từng quy cách sản phẩm từ giá thành nhóm sản phẩm. Theo phương pháp này tiêu chuẩn phân bổ là giá thành kế hoạch hoặc giá thành định mức tính theo sản lượng thực tế:

zi

=

Zi

Qi

Trong đó: 

Zi: Tổng giá thành kích cỡ i

zi : Giá thành đơn vị sản phẩm

zki: Giá thành đơn vị kế hoạch (định mức) của kích cỡ i

n: Số kích cỡ của quy trình sản xuất

Dđk: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

C: Chi phí sản xuất trong kỳ

Dck: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Qi: Số lượng sản phẩm i

Ví dụ minh họa: 

Tại Doanh nghiệp XYZ, sản xuất nhóm sản phẩm sắt theo 2 quy cách khác nhau là X1 và X2. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ không đáng kể nên doanh nghiệp không đánh giá sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất thực tế trong kỳ đã tập hợp được gồm: (ĐVT: 1.000đ)

Khoản mục chi phí

Dở dang đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Nguyên vật liệu trực tiếp

0

291.500

Nhân công trực tiếp

0

38.400

Sản xuất chung

0

25.600

Kết quả sản xuất được 100 sản phẩm X1 và 110 sản phẩm X2

Giá thành kế hoạch đơn vị của từng quy cách được DN xây dựng như sau:

Khoản mục chi phí

Sản phẩm X1

Sản phẩm X2

Nguyên vật liệu trực tiếp

1.000

1.500

Nhân công trực tiếp

100

200

Sản xuất chung

100

200

Tính giá thành sản xuất của X1 và X2 trong kỳ?

Đáp án: 

Tổng tiêu chuẩn phân bổ là giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế (ĐVT: 1.000đ)

Khoản mục chi phí

Giá thành kế hoạch X1

Giá thành kế hoạch X2

Tổng giá thành kế hoạch

Tổng giá thành thực tế

Tỷ lệ phân bổ

Nguyên vật liệu trực tiếp

    100.000 

165.000 

    265.000 

291.500 

    1,1 

Nhân công trực tiếp

10.000 

22.000 

   32.000 

  38.400 

     1,2 

Sản xuất chung

10.000 

22.000 

   32.000 

  25.600 

    0,8 

Xác định tỷ lệ tính giá thành cho từng khoản mục chi phí

Với Sản phẩm X1: 100

Khoản mục chi phí

Giá thành kế hoạch X1

Tỉ lệ  phân bổ

Giá thành X1

Giá thành đơn vị X1

Nguyên vật liệu trực tiếp

    100.000 

1,1

        110.000 

1.100 

Nhân công trực tiếp

      10.000 

1,2

          12.000 

120 

Sản xuất chung

      10.000 

0,8

            8.000 

                  80 

Sản phẩm X2: 110 

Khoản mục chi phí

Giá thành kế hoạch X1

Tỉ lệ phân bổ

Giá thành X1

Giá thành đơn vị X1

Nguyên vật liệu trực tiếp

    165.000 

1,1

  181.500 

 1.650 

Nhân công trực tiếp

      22.000 

1,2

   26.400 

240 

Sản xuất chung

      22.000 

0,8

   17.600 

       160 

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về các cách tính giá thành có phân bước.

Cách 4: Phương pháp tính giá thành phân bước giá thành nửa thành phẩm (kết chuyển tuần tự)

Áp dụng cho quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục, chi phí sản xuất tập hợp cho từng đoạn, đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm và thành phẩm giai đoạn cuối cùng.

Chi phí sản xuất đã tập hợp được theo giai đoạn, tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm ở từng giai đoạn bắt đầu từ giai đoạn 1, lần lượt kết chuyển đến giai đoạn sau để tính tổng giá thành và giá thành nửa đơn vị của giai đoạn sau, và cứ như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng tính được tổng giá thành và tính được giá thành đơn vị sản phẩm.   

GĐ1

ZNTP(1) = Dđk(1) + C(1) – Dck(1)

z(1) = ZNTP(1)/Q(1)

GĐ2

ZNTP(2) = Dđk(2) + ZNTP(1) + C(2)- Dck(2)

z(2) = ZNTP(2)/Q(2)

   

GĐ(n)

Ztp = Dđk(n) + (ZNTP(n-1) + C(n)) – Dck(n)

ztp = Ztp/Qtp

Trong đó:

ZNTP(1): Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1

Dđk(1): Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn 1

C(1): Chi phí phát sinh giai đoạn 1

Dck(1): Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn 1

z(1): Giá thành đơn vị giai đoạn 1

Q(1): Số lượng sản phẩm giai đoạn 1

ZNTP(2): Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 2

Dđk(2): Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn 2

C(2): Chi phí phát sinh giai đoạn 2

Dck(2): Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn 2

z(2): Giá thành đơn vị giai đoạn 2

Q(2): Số lượng sản phẩm giai đoạn 2

ZNTP(n-1): Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn n-1

Dđk(n): Giá trị dư đầu kỳ giai đoạn n

C(n): Chi phí phát sinh giai đoạn n

Dck(n): Giá trị dư cuối kỳ giai đoạn n

z(n): Giá thành đơn vị giai đoạn 2n

Q(n): Số lượng sản phẩm giai đoạn n

Ví dụ minh họa: 

Doanh nghiệp A sản xuất sản phẩm B trải qua 2 phân xưởng chế biến liên tục: phân xưởng 1 và phân xưởng 2. Trích một số tài liệu trong tháng 1/N:

(ĐVT:1.000đ)

Không có sản phẩm dở dang đầu kỳ

Chi phí sản xuất sản phẩm đã phát sinh trong kỳ:

Khoản mục chi phí

Phân xưởng 1

Phân xưởng 2

Nguyên vật liệu trực tiếp

300.000

0

Nhân công trực tiếp

50.000

5.000

Sản xuất chung

50.000

5.000

Kết quả sản xuất trong tháng: phân xưởng 1 sản xuất hoàn thành 100 nửa thành phẩm B chuyển hết cho phân xưởng 2 tiếp tục chế biến, còn lại 20 sản phẩm dở dang

Phân xưởng 2 nhận 100 nửa thành phẩm phân xưởng 1 chuyển sang tiếp tục chế biến hoàn thành nhập kho 90 thành phẩm B còn 10 sản phẩm dở dang

Biết rằng: Chi phí nguyên vật liệu bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình, các chi phí khác phát sinh dần. Sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và theo giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang

Yêu cầu: Tính giá thành nửa thành phẩm và thành phẩm theo phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm?

Đáp án:  (ĐVT:1.000đ)

Tính giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 1

Phương trình sản lượng theo phương pháp bình quân, phân bổ chi phí theo sản lượng đầu ra: 100 (Qht) + 20 (Qdck)

Do không xác định được tỉ lệ hoàn thành tương đương, sản phẩm dở dang phải đánh giá theo giá Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp = (0+300.000)/(100+20) x 20=50.000

Xác định giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 trong kỳ

Số lượng nửa thành phẩm: 100

Khoản mục chi phí

Dở đầu kỳ

Phát sinh trong kỳ

Dở cuối kỳ

Tổng giá thành

Giá thành đơn vị

Nguyên vật liệu trực tiếp

0

    300.000 

    50.000 

     250.000 

  2.500 

Nhân công trực tiếp

0

50.000 

 0

50.000 

500 

Sản xuất chung

0

50.000

0

50.000

500

Cộng

0

        400.000 

          50.000 

        350.000 

            3.500 

Tính giá thành sản phẩm ở giai đoạn 2

Phương trình sản lượng theo phương pháp bình quân, phân bổ chi phí theo sản lượng đầu ra: 90 (Qht) + 10 (Qdck)

Do không xác định được tỉ lệ hoàn thành tương đương, sản phẩm dở dang phải đánh theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * = (0+350.000)/(90+10) x 10=35.000

Trong chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá thành nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang, bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 2.500 x 10 = 25.000

Chi phí nhân công trực tiếp = 500 x 10 = 5.000

Chi phí sản xuất chung = 500 x 10 = 5.000

Xác định giá thành sản phẩm giai đoạn 2 trong kỳ

Khoản mục chi phí