• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

Tin tức & sự kiện

6 Bước đơn giản để đọc hiểu báo cáo tài chính doanh nghiệp

14:11:5522/03/2023

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp không quá phức tạp như bạn nghĩ. Giám đốc dù không có chuyên môn về tài chính vẫn có thể đọc báo cáo tài chính chỉ với 6 bước đơn giản. Tài liệu này thể hiện tình hình tài chính của công ty trong một khoảng thời gian cụ thể.

Hầu hết các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp báo cáo tài chính cho Hội đồng quản trị, cổ đông và nhà đầu tư của họ đều đặn hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.

Các bản báo cáo tài chính này được xem xét để xác định xu hướng, các mục tiêu đã đạt được và các vấn đề trong tài chính của công ty. Những báo cáo này thường được chuẩn bị bởi kế toán hoặc phòng tài chính và thường bao gồm rất nhiều số liệu và bảng biểu.

Dù vậy một bản báo cáo cũng không quá phức tạp như bạn nghĩ, một nhà quản lý dù không có chuyên môn về tài chính có thể đọc được chỉ với hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính dưới đây. 

  1. Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Báo cáo tài chính (BCTC) cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp, như: tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền… Báo cáo thường được công bố định kỳ vào cuối mỗi quý và vào cuối năm.

Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh bao gồm:

  • Báo cáo của Ban giám đốc
  • Báo cáo của công ty kiểm toán độc lập
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính 
  1. Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính qua 6 bước

B1. Xác định phạm vi thời gian của báo cáo tài chính

Đầu tiên, hãy xác định xem báo cáo này cho biết tình trạng tài chính của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nào. Thông thường, khoảng thời gian của báo cáo sẽ được đề cập ngay trên cùng hoặc trong phần tiêu đề của báo cáo

B2. Đọc hiểu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán liệt kê các tài sản và nợ phải trả của công ty:

  • Cách thiết lập bảng cân đối kế toán: Các tài sản sẽ được liệt kê ở bên phải và các khoản nợ bên trái.
  • Đọc cột tài sản: Tài sản bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư, tài sản cố định và những thứ có giá trị khác thuộc sở hữu của công ty. Các tài sản được liệt kê theo thứ tự thanh khoản. Các tài sản có tính thanh khoản cao nhất, như tiền mặt, được trình bày trước.
  • Xem các khoản nợ: Nợ phải trả là các khoản nợ hoặc nghĩa vụ mà công ty nợ người khác. Chúng bao gồm tiền thuê mặt bằng, thuê văn phòng, lương trả cho nhân viên, thuế, thanh toán khoản vay và tiền nợ cho các nhà cung cấp hoặc nhà thầu khác.
  • Lưu ý sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn là những thứ sẽ được thanh toán trong vòng một năm. Nợ dài hạn sẽ mất hơn một năm.

Cách đọc Bảng cân đối kế toán:

- B1: Liệt kê những mục lớn trong Tài sản – Nguồn vốn.

- B2: Tính toán tỷ trọng các khoản mục này trong Tài sản và Nguồn vốn, và sự thay đổi của các khoản mục tại thời điểm báo cáo.

- B3: Note lại những mục chiếm tỷ trọng lớn, hoặc có sự biến động lớn về mặt giá trị ở thời điểm báo cáo.

Dịch vụ kế toán là một trong những giải pháp tối ưu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ.

B3. Đọc báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cho bạn thấy công ty kiếm được bao nhiêu lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định và bất kỳ khoản chi phí nào được sử dụng để kiếm thu nhập đó cũng sẽ được phản ánh.

  • Đọc dòng trên cùng, “doanh số” hoặc “tổng doanh thu.” Điều này phản ánh số tiền mà công ty kiếm được từ việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, trước khi mọi khoản chi phí được khấu trừ.
  • Xem xét chi phí hoạt động. Chúng bao gồm các chi phí kinh doanh, chẳng hạn như tiền lương và chi phí quảng cáo.
  • Lưu ý đường khấu hao. Điều này phản ánh chi phí của một tài sản trong khoảng thời gian mà công ty có thể sử dụng.
  • Kiểm tra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là số tiền mà công ty đã kiếm được sau khi trừ chi phí hoạt động.
  • Nhìn vào số tiền lãi đã kiếm được và đã chi trả. Các khoản này được thêm vào (thu nhập lãi) và trừ (lãi phải trả) vào tổng lợi nhuận hoạt động.
  • Kiểm tra số thuế thu nhập đã được trừ.
  • Đọc dòng cuối cùng của báo cáo thu nhập: dòng này phản ánh lãi hoặc lỗ ròng.

B4. Đọc hiểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo về dòng tiền này sẽ cho bạn biết lượng tiền mặt sẵn có của công ty và giúp theo dõi dòng tiền vào và ra khỏi công ty trong khoảng thời gian báo cáo.

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phần này giúp phân tích việc sử dụng tiền mặt của công ty để đạt tình trạng lãi hay lỗ ròng như ở kết quả kinh doanh trên
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác.
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: cho biết doanh nghiệp đã thanh toán hay mua những tài sản tài chính nào, chẳng hạn như các khoản nợ ngân hàng.

B5. Đọc hiểu Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC cung cấp cho bạn thông tin chi tiết các thông tin số liệu đã trình bày ở các Bảng CĐKT, Báo cáo KQKD, Báo cáo LCTT và các thông tin cần thiết khác theo chuẩn mực kế toán cụ thể.

Các đọc thuyết minh báo cáo tài chính:

  • B1: Tìm hiểu về doanh nghiệp, trình bày đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, các chuẩn mực và chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.
  • B2: Thuyết minh các khoản mục trên BCTT

B6. Xem thêm các tài liệu hỗ trợ khác nếu có thắc mắc

Bạn có thể tham khảo các tài liệu dự phòng hoặc hỗ trợ có sẵn, chẳng hạn như biên lai và hóa đơn, giúp giải thích các giao dịch có trong báo cáo tài chính

  1. Lưu ý khi đọc báo cáo tài chính

Hãy nhớ rằng tất cả các báo cáo này sẽ được sử dụng cho hoạt động kiểm toán và thanh toán thuế. Hãy hỏi lại kế toán của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cảm thấy không chắc chắn về những gì bạn đang đọc. Lên lịch kiểm toán độc lập ít nhất 1 lần mỗi năm để đảm bảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nhất quán và chính xác.

Hiện nay các báo cáo thuế, BCTC đã được các nhà cung phần mềm kế toán như SIMBA - đáp ứng tương đối đầy đủ. Phần mềm kế toán SIMBA của ASIASOFT hỗ trợ doanh nghiệp tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo tài chính, tự động lập tờ khai thuế và quyết toán thuế TNDN hàng năm. Ngoài ra, phần mềm còn tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý theo đúng quy định; tự động nhắc nhở hạn kê khai, quyết toán thuế và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế môn bài…

Hy vọng bạn đã có cái nhìn bao quát, tổng quan hơn về mục đích, ý nghĩa, quy trình, kỹ thuật và các công cụ trình bày hiệu quả trong cách đọc báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Chúc anh chị và các bạn thành công! 

Phần mềm kế toán SIMBA còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

Số tổng đài mới của SimbaHCM: 1900 63 66 89