Lệ phí môn bài là một trong ba loại thuế, phí mà hộ kinh doanh phải nộp khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Lệ phí môn bài thường được quen gọi là thuế môn bài – được thu theo một mức thống nhất, được đánh dựa trên quy mô của doanh thu của năm liền kề trước đó và được thu hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất kinh doanh.
Hãy cùng cập nhật các quy định về lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh.
1.1 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Hộ kinh doanh)
Theo quy định tại Điều 79 và Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Hiểu đơn giản thì hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm cá nhân, một hộ gia đình làm chủ, hoạt động của hộ kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực thương mại.
Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh:
– Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; một nhóm cá nhân; hộ gia đình;
– Chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
1.2 Đặc điểm chính của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh (cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình) có một số đặc điểm:
* Lưu ý: Hộ kinh doanh có thể có con dấu nhưng chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chứ nó không có tư cách pháp nhân nên không có dấu tròn như doanh nghiệp.
2.1 Căn cứ pháp lý
Hộ kinh doanh (cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình) thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài theo quy định tại:
2.2 Người nộp lệ phí môn bài
“Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh” hàng hoá, dịch vụ là người nộp lệ phí môn bài (theo Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016).
Hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài theo Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 9/7/2020, Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 và Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016.
Theo Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 9/7/2020,
+Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
STT |
Mức doanh thu |
Mức lệ phí môn bài |
1 |
Trên 500 triệu đồng/năm |
1.000.000 đồng/năm |
2 |
Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm |
500.000 đồng/năm |
3 |
Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm |
300.000 đồng/năm |
+Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm sản xuất kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh):
Nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng đầu năm: nộp mức lệ phí môn bài cả năm
Nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm: nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm
+Trường hợp xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong năm dương dịch (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12): không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng với điều kiện có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh về việc xin tạm ngừng hoạt động gửi trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm), và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động. Nếu không đảm bảo điều kiện nêu trên thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư số 65/2020/TT-BTC ngày 9/7/2020, doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài:
Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản): là tổng doanh thu tính thuế TNCN năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;
Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đã giải thể, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh sau đó ra kinh doanh trở lại không xác định được doanh thu của năm trước liền kề: là doanh thu của năm tính thuế của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng quy mô, địa bàn, ngành nghề theo Thông tư 40/2021/TT-BTC;
Riêng đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản: là doanh thu tính thuế TNCN của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế.
Ví dụ: doanh thu làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài phải nộp của năm 2022 là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm 2022
Trường hợp cá nhân phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại một địa điểm: là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế cho địa điểm đó;
Trường hợp cá nhân phát sinh cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm: là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của các địa điểm của năm tính thuế, bao gồm cả trường hợp tại một địa điểm có phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản.
Lưu ý: Nếu hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp lệ phí môn bài theo từng năm tương ứng với số năm khai nộp thuế GTGT, thuế TNCN. Nếu cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế GTGT, thuế TNCN một lần đối với hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài trong nhiều năm thì chỉ nộp lệ phí môn bài của một năm.
Việc khai, nộp lệ phí môn bài được thực hiện theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020, Nghị định số 22/2020/NĐ-CP ngày 24/2/2020 và Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định (theo Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020).
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai và theo phương pháp khoán: cơ quan quản lý thuế tính thuế, thông báo nộp lệ phí môn bài (theo Điều 13 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020)
Vậy, hộ kinh doanh (bao gồm hộ khoán, hộ kê khai và cá nhân cho thuê tài sản) không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài.
Hộ kinh doanh nộp lệ phí môn bài theo thông báo của cơ quan Thuế theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
STT |
Hộ kinh doanh |
Thời gian ra kinh doanh |
Thời hạn nộp lệ phí môn bài (năm 2022) |
Thời hạn gửi Thông báo của cơ quan Thuế |
1 |
Hộ ổn định từ đầu năm |
Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm (30/1/2022) |
Chậm nhất là ngày 20/1/2022 |
|
2 |
Hộ mới ra kinh doanh, hoặc đã giải thể ra hoạt động trở lại |
Trong 6 tháng đầu năm |
Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động (30/7/2022) |
Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh |
Trong 6 tháng cuối năm |
Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động (30/1/2023) |
Như vậy, bài viết cập nhật các quy định về lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh từ căn cứ pháp lý, quy định người nộp thuế, các trường hợp miễn thuế, mức thu theo doanh thu, khai và nộp lệ phí môn bài theo quy định .