• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

Tin tức & sự kiện

Khải Niệm Và Quy Định Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại mới nhất 2023

14:17:2420/11/2023

Chiết khấu thương mại là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu rõ về thuật ngữ này, cũng như nhầm lẫn với chiết khấu thanh toán và chưa biết cách hạch toán chiết khấu thương mại.

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá mà một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp áp dụng  cho đại lý, nhà bán lẻ hoặc khách hàng khi họ mua hàng với khối lượng lớn. Mục đích của việc làm này là khuyến khích khách hàng hoặc đại lý mua sản phẩm với số lượng nhiều hơn.

Chiết khấu thương mại thường được tính dưới dạng phần trăm của giá trị đơn hàng hoặc một số tiền cố định được trừ đi từ giá của sản phẩm hoặc dịch vụ. Một số hình thức chiết khấu được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay là:

  • Chiết khấu cho mỗi lần mua (ngay khi mua hàng);
  • Chiết khấu sau nhiều lần mua (đạt số lượng hàng hóa cố định mới được tính chiết khấu);
  • Chiết khấu sau chương trình khuyến mại.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại

Hiện nay có 2 cách hạch toán chiết khấu thương mại phổ biến như sau:

Hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200

Khi hạch toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC, nhân viên kế toán sẽ hạch toán chiết khấu là tài khoản 5211 (chiết khấu bán hàng), sau đó kết chuyển tổng số chiết khấu sang tài khoản 511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ).

 

Trường hợp 1: Áp dụng giảm giá ngay khi mua hàng

Cách hạch toán đối với bên cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Nợ tài khoản 111, 112, 131 sẽ là tổng số tiền ghi trên hóa đơn;
  • Tài khoản 511 là tổng số tiền (chưa tính thuế);
  • Tài khoản 3331 là thuế giá trị gia tăng (GTGT).

Cách hạch toán đối với bên mua sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Nợ tài khoản 156 sẽ là tổng số tiền (chưa tính thuế);
  • Nợ tài khoản 1331 là số thuế GTGT;
  • Tài khoản 111, 112, 331 sẽ là tổng số tiền được ghi trên hóa đơn.

Lưu ý: Vì khi xuất hóa đơn, số tiền trên đó đã là số tiền sau khi trừ chiết khấu thương mại (tức số tiền trên hóa đơn là số tiền đã giảm giá) nên khi thực hiện hạch toán, nhân viên kế toán phải dựa trên số tiền ghi trên hóa đơn, tức là khi hạch toán sẽ không phản ảnh đến phần chiết khấu đã được giảm.

Trường hợp 2: Mua hàng nhiều lần mới được chiết khấu

Sẽ có hai trường hợp nhỏ xảy ra như sau:

  1. Một là, số tiền giảm giá (chiết khấu) nhỏ hơn giá trị trên hóa đơn cuối cùng => Số tiền giảm giá có thể tính bằng cách trừ trực tiếp trên hóa đơn cuối cùng.
  2. Hai là, số tiền giảm giá (chiết khấu) lớn hơn giá trị trên hóa đơn cuối cùng => Phải lập hóa đơn khác để điều chỉnh giảm vì không thể trực tiếp trừ số tiền chiết khấu trên hóa đơn cuối cùng.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại khi số tiền giảm giá (chiết khấu) nhỏ hơn giá trị trên hóa đơn cuối cùng như sau:

  • Hóa đơn lần 1 và 2 tiến hành hạch toán như bình thường;
  • Hóa đơn lần 3 hạch toán như sau: Một, đối với bên bán, nợ tài khoản 131, 112, 111 là tổng số tiền đã giảm giá, có 511 là tổng số tiền đã chiết khấu, có 3331 là thuế giá trị gia tăng. Hai, đối với bên mua, nợ tài khoản 156 là giá tiền được ghi trên hóa đơn, nợ tài khoản 1331 là thuế giá trị gia tăng, có tài khoản 111, 331, 112 là số tiền đã trừ đi khoản giảm giá.

Cách hạch toán chiết khấu thương mại khi số tiền giảm giá (chiết khấu) lớn hơn giá trị trên hóa đơn cuối cùng như sau:

  • Các hóa đơn của các lần mua hạch toán như bình thường;
  • Hóa đơn lập ra để điều chỉnh thì hạch toán chiết khấu thương mại như sau: Một, đối với bên bán, nợ tài khoản 521 là số tiền chiết khấu, nợ tài khoản 3331 là số tiền thuế giá trị gia tăng đã qua điều chỉnh. Hai, đối với bên mua, sẽ có những trường hợp phát sinh sau đây:

+ Nếu các sản phẩm nhận chiết khấu vẫn còn tồn kho thì kế toán ghi là giảm giá hàng tồn kho, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 156 là giảm giá hàng tồn kho.

+ Nếu các sản phẩm nhận chiết khấu đã bán ra thì kế toán sẽ ghi là giảm giá hàng bán, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 632 là giảm giá vốn.

+ Nếu hàng hóa là các loại hình đặc biệt, được đưa vào sản xuất, kinh doanh thì kế toán ghi là giảm chi phí, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 154, 642 là giảm các chi phí tương ứng.

+ Nếu hàng hóa đã được đưa vào sử dụng cho những hoạt động xây dựng cơ bản thì kế toán ghi là giảm chi phí xây dựng cơ bản, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 241 là giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Trường hợp 3: Áp dụng chiết khấu khi hết chương trình khuyến mại

Đối với bên bán:

  • Để phản ánh số tiền giảm giá đã phát sinh trong kỳ, ghi nợ tài khoản 521 là số tiền giảm giá, nợ tài khoản 3331 là số tiền thuế giá trị gia tăng đã được điều chỉnh.
  • Cuối kỳ nhân viên kế toán kết chuyển ghi nợ tài khoản 511 là tổng doanh thu có được từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, có tài khoản 521 là các khoản giảm trừ doanh thu.

Đối với bên mua:

  • Nếu các sản phẩm nhận chiết khấu vẫn còn tồn kho thì kế toán ghi là giảm giá hàng tồn kho, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 156 là giảm giá hàng tồn kho.
  • Nếu các sản phẩm nhận chiết khấu đã bán ra thì kế toán sẽ ghi là giảm giá hàng bán, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 632 là giảm giá vốn.
  • Nếu hàng hóa là các loại hình đặc biệt, được đưa vào sản xuất, kinh doanh thì kế toán ghi là giảm chi phí, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 154, 642 là giảm các chi phí tương ứng.
  • Nếu hàng hóa đã được đưa vào sử dụng cho những hoạt động xây dựng cơ bản thì kế toán ghi là giảm chi phí xây dựng cơ bản, nợ tài khoản 111, 112, 331 là số tiền chiết khấu, có tài khoản 1331 là giảm số thuế đã được khấu trừ, có tài khoản 241 là giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 133

Trường hợp 1

Ở trường hợp này, bên mua được hưởng chính sách giảm giá do mua hàng số lượng lớn và giá trên hóa đơn là giá đã trừ đi phần chiết khấu thương mại. Cách hạch toán như sau:

  • Đối với bên bán: Nợ tài khoản 111, 112, 131 là tổng tiền phải thu; có tài khoản 511 là doanh thu đã giảm chưa thuế giá trị gia tăng; có tài khoản 3331 là thuế giá trị gia tăng phải nộp.
  • Đối với bên mua: Nợ tài khoản 156 là giá mua đã giảm chưa thuế giá trị gia tăng; nợ tài khoản 1331 là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; có tài khoản 111, 112, 331 là tổng thanh toán.

Trường hợp 2

Đây là trường hợp người mua được hưởng chính sách giảm giá nhờ mua nhiều lần, khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng lần cuối cùng. Cách hạch toán như sau:

  • Đối với bên bán: Nợ tài khoản 131 là tổng số tiền đã trừ đi khoản giảm giá, có tài khoản 511 là doanh thu đã chiết khấu, có tài khoản 1331 là thuế giá trị gia tăng phải nộp dựa theo doanh thu đã chiết khấu.
  • Đối với bên mua: Nợ tài khoản 156 là giá đã giảm chiết khấu; nợ tài khoản 1331 là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; có tài khoản 331, 112, 111 là tổng thanh toán đã trừ đi khoản giảm giá.

Trường hợp 3

Đây là trường hợp khá đặc biệt, nếu số tiền chiết khấu thương mại của bên mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn xuất lần cuối thì kế toán phải lập một tờ hóa đơn riêng dành cho phần giảm giá đó. Cách hạch toán như sau:

  • Đối với bên bán: Nợ tài khoản 511 là phần định khoản chiết khấu thương mại; nợ tài khoản 3331 là thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; có tài khoản 111, 112, 131 là số tiền chiết khấu.
  • Đối với bên mua: Nợ tài khoản 111, 112, 131, là tổng khoản giảm giá được nhận; có tài khoản 156 là giá mua được giảm; có tài khoản 1331 là giảm khoản thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ.

Tổng kết

Jenfi vừa gửi đến bạn những thông tin xoay quanh khái niệm và cách hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200 và 133. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình hạch toán các khoản thu chi cho doanh nghiệp của mình.

Số tổng đài mới của SimbaHCM: 1900 63 66 89