• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

Tin tức & sự kiện

MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÀ CƠ QUAN THUẾ THƯỜNG XUYÊN YÊU CẦU GIẢI TRÌNH

09:07:5503/10/2024

Công văn giải trình thuế là loại văn bản được tổ chức, doanh nghiệp sử dụng thường xuyên nhằm gửi đến cơ quan quản lý thuế để giải trình một số vấn đề liên quan đến thuế.

Sau đây là một số mẫu công văn giải trình thuế được sử dụng nhiều nhất mà Simba gửi đến bạn đọc tham khảo ngay sau đây.

1./ Giải trình doanh thu: Cùng 1 mặt hàng trong cùng 1 khoảng thời gian giá bán khác nhau, đặc biệt giá bán cho Doanh nghiệp thì cao mà giá bán cho khách lẻ ( cá nhân) lại thấp.

2./ Giải trình giá vốn: giá vốn cao hơn doanh thu hoặc tỷ lệ giá vốn/doanh thu cao, không phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động trên địa bàn, khu vực. -> lợi nhuận gộp bị âm mà không giải thích được lý do.

3./ Hóa đơn mua của DN tạm ngừng, bỏ địa điểm kinh doanh, DN rủi ro cao về thuế: Giải trình việc mua bán, vận chuyển, lắp đặt đối với những doanh nghiệp này. Áp dụng Công nghệ 4.0, AI vào việc quản lý thuế nên CBT kiểm tra rất nhanh và kết nối với các CQT rất nhanh chóng.

4./ Tiền vay – lãi vay: Cho vay hoặc đi vay không tính lãi, lãi suất 0%,. Đặc biệt đang đi vay lại cho cá nhân liên quan mượn tiền không tính lãi. DN thiếu tiền đi vay của cá nhân không có lãi ( lãi 0%) các bạn lưu ý đến CQT ấn định thuế TNCN của đầu tư vốn. DN thừa tiền cho vay lưu ý việc xuất hóa đơn VAT và hạch toán doanh thu hoạt động tài chính.

5./ Dòng tiền: Quỹ tiền mặt tồn quá nhiều hoặc vốn điều lệ chưa góp hết nhưng Chi phí lãi vay ngân hàng rất cao. Các khoản tiền nhận được xong rút ra luôn bằng nhau ( Trong TK 112) -> rủi ro hợp thức chi phí việc mua bán hóa đơn. Thường xuyên có những nghiệp vụ rút tiền, Nộp tiền giá trị lớn nhưng không giải thích được nội dung dòng tiền. Hoặc tên người rút/nộp tiền vào tài khoản là 1 cái tên lạ hoắc có thể chủ tài khoản còn không biết là ai?

6./ Hàng tồn kho: giá trị hàng tồn kho lớn lũy kế chuyển số dư hàng năm nhưng không cung cấp được biên bản kiểm kê. Tỷ lệ thuế GTGT còn được khấu trừ / Giá trị hàng tồn kho không tương xứng. Có thể bị cơ quan thuế yêu cầu kiểm kê tại thời điểm kiểm tra.

7./ Thuế GTGT: Các doanh nghiệp thường xuyên có thuế GTGT đầu vào lớn hơn đầu ra mặc dù không thuộc diện hoàn thuế. Số dư tk 133 trên báo cáo tài chính chênh lệch chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT. Các mức thuế suất áp dụng vào hàng hóa kinh doanh 10%, 8%, 5%, 0%, KCT

8./ Quà biếu, quà tặng: DN xó mua quà biếu tặng khách hàng nhưng không xuất Hóa Đơn. Nếu có xuất hóa đơn thì chuẩn bị sẵn file dữ liệu giải trình chênh lệch doanh thu Kê khai thuế GTGT và Doanh thu kê khai thuế TNDN.

9./ Khuyến mại: Có tổ chức các chương trình quảng cáo, khuyến mãi , hội nghị khách hàng …nhưng không đăng ký với Sở Công Thương

10./ Định mức: Định mức tiêu hao NVL quá lớn. hoặc NVL tập hợp không đúng với dự toán công trình…

11./ Công nợ 331: Công nợ phải trả (TK 331) dư có lớn, nợ từ kỳ này sang kỳ khác chưa thanh toán mà không có hồ sơ giải trình lý do…

12./ Công nợ 131: Công nợ phải thu dư nợ lớn, nợ từ kỳ này sang kỳ khác mà không thu, dự phòng phải thu khó đòi. Đặc biệt TK nợ phải thu 131 – dư nợ ( khách hàng trả trước tiền mua hàng) – chuẩn bị hồ sơ giải trình

13./ Chi phí thuê ngoài của cá nhân: Các hồ sơ của khoản chi phí thuê ngoài của cá nhân dưới 100tr/ năm

14./ Tiền lương: Chi phí lương của người lao động có thu nhập nhiều nơi. Các khoản phụ cấp tiền lương đã có quy định rõ trong hợp đồng lao đồng hay trong quy chế tài chính….?

Tạm thời số 14 (số tròn đầy, vuông vắn) cho đẹp nhưng còn ty tỷ tỳ ty…. các vấn đề khác nữa. Các giám đốc cần biết chi tiết và hiểu về doanh nghiệp của mình nên kế toán thuế luôn là người chỉ ra và giải thích các chỉ tiêu rủi ro cho giám đốc hiểu và khắc phục kịp thời đừng để chỉ khi quyết toán thuế Chủ DN mới biết được. Kế toán không chỉ đơn giản là ngồi cầm mấy tờ hóa đơn, thống kê vào sổ sách là xong phải không các bạn.

Số tổng đài mới của SimbaHCM: 1900 63 66 89