• banner t5
  • “GIẢM TƯNG BỪNG- MỪNG SINH NHẬT
  • Phần Mềm Kế Toán Simba
  • Tin tức

Tin tức & sự kiện

Mức xử phạt mới nhất đối với vi phạm hành chính kế toán

09:40:3930/06/2021

Trong năm 2021, có khá nhiều chính sách mới được cập nhật. Nội dung về vi phạm hành chính kế toán cũng nhận được nhiều quan tâm xem liệu có những thay đổi mới hay không? Tuy nhiên kể từ năm 2018 đến nay, những quy định về mức vi phạm hành chính kế toán vẫn chưa có sự thay đổi. Toàn bộ nội dung liên quan về vấn đề này được quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

 

Cụ thể về nội dung liên quan tới mức phạt về các hành vi vi phạm mời bạn đọc xem tại bài viết dưới đây.

Từ điều 7 đến điều 17 của Nghị định đã chỉ rõ các mức phạt chi tiết trong từng trường hợp vi phạm hành chính kế toán:

  1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán

Các hành vi vi phạm về pháp luật kế toán bao gồm: Sử dụng chữ viết, chữ số, đơn vị tiền tệ sai quy định trong kế toán; Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán; Sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng. Mức phạt cho các hành vi này là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu vi phạm một trong số đó.

Đối với các hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, kiểm toán; chế độ kế toán không đúng thẩm quyền sẽ chịu mức phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.

  1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán

Điều 8 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định các vấn đề sau:

Khung phạt tiền từ 3 – 5 triệu đối với một trong số các hành vi sau:

  • Không đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định trong mẫu chứng từ kế toán.
  • Có dấu vết sửa chữa, tẩy xóa chứng từ
  • Chữ ký trong chứng từ viết bằng mực đỏ, mực phai màu
  • Đóng dấu chữ ký khắc sẵn trong chứng từ kế toán
  • Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên

Khung phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng khi các cơ quan, tổ chức vi phạm một trong số các hành vi sau:

  • Chứng từ kế toán lập thiếu số liên theo quy định
  • Trách nhiệm của người ký không thể hiện đầy đủ trên nội dung chứng từ
  • Người không đúng thẩm quyền ký chứng từ kế toán
  • Mẫu chữ ký đăng ký trong sổ không khớp với chữ ký thực
  • Không đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ kế toán
  • Với các biểu mẫu bằng tiếng nước ngoài không dịch ra tiếng Việt theo quy định
  • Làm hư hỏng, thất lạc tài liệu chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.

Khung phạt tiền từ 20 – 30 triệu đối với các hành vi sau:

Chủ động hoặc có hành vi thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Các liên chứng từ cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh có nội dung không giống nhau

Không lập chứng từ kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

Thực hiện chi tiền khi chứng từ chưa có đầy đủ chữ ký của những người có thẩm quyền quy định trong mẫu chứng từ

  1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán

Khung phạt từ 1 – 2 triệu đối với một trong số các hành vi sau:

  • Sổ kế toán ghi thiếu thông tin về đơn vị kế toán; tên sổ; thời gian lập sổ, khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán;
  • Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị chọn cách thức ghi bằng phương tiện điện tử); ghi chen thêm vào đúng chỗ không đúng vị trí quy định; ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không ghi số liệu tổng cộng khi hết trang; không chuyển số liệu tổng cộng từ trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp;
  • Kết thúc từng kỳ kế toán, đơn vị không đóng sổ thành những quyển riêng. Hoặc sổ không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định;
  • Nội dung trong sổ không đầy đủ theo mẫu chung quy định

Khung phạt tiền từ 3 – 5 triệu đối với một trong số các hành vi sau:

  • Nội dung cần thiết trong sổ kế toán không đầy đủ theo quy định
  • Sửa chữa sai sót trên sổ sai phương pháp quy định
  • Sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử không in sổ kế toán ra giấy đối với một số loại số theo quy định.

Khung phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong số các hành vi sau:

  • Thực hiện việc mở sổ kế toán định kỳ không đúng thời gian quy định
  • Các thông tin, số liệu ghi trên sổ không cung cấp đúng và đủ số lượng chứng từ kế toán đi kèm;
  • Thông tin, số liệu trên sổ của năm thực tại không kế tiếp thông tin số liệu của năm liền kề hoặc sổ kế toán không liên tục từ khi mở đến khi khóa sổ;
  • Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong một số trường hợp mà pháp luật quy định

Khung phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ
  • Để ngoài sổ kế toán tài sản hoặc nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán

Khung phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu có một trong số hành vi sau:

  • Thực hiện hạch toán không đúng nội dung quy định
  • Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán. Mở thêm tài khoản kế toán chưa được nhà nước chấp thuận.

Khung phạt tiền từ 10 – 20 triệu đối với hành vi không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành hoặc chấp thuận.

  1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính

Khung phạt tiền từ 5 – 10 triệu nếu có một trong số các hành vi sau:

  • Báo cáo tài chính lập không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu quy định
  • Báo cáo không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, người phụ trách hoặc đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán.

Khung phạt tiền từ 10 – 20 triệu nếu vi phạm một trong số các hành vi sau:

  • Lập không đầy đủ số lượng báo cáo các loại BCTC theo quy định
  • Áp dụng mẫu báo cáo tài chính không đúng theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán (trừ trường hợp đã được bộ tài chính chấp thuận).

Khung phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng nếu vi phạm một trong số các hành vi sau:

  • Cố tình không lập báo cáo tài chính theo quy định;
  • Lập báo cáo tài chính không khớp với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
  • Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ và chuẩn mực kế toán
  • Khung phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng đối với một trong số các hành vi vi phạm sau:
  • Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán không đúng sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  1. Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính

Khung phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu có một trong các hành vi sau:

  • Nộp báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định
  • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định

Khung phạt tiền từ 10 – 20 triệu khi có một trong số các hành vi sau:

  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ theo nội dung quy định
  • Với một số trường hợp không đính kèm báo cáo kiểm toán khi nộp báo cáo tài chính theo quy định
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
  • Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu.
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định

Khung phạt tiền từ 20 – 30 triệu nếu vi phạm một trong số các hành vi sau:

  • Thông tin, số liệu công khai trên báo cáo tài chính sai sự thật
  • Số liệu dùng trong báo cáo tài chính cung cấp và công bố không đồng nhất trong một kỳ kế toán.

Khung phạt từ 40 – 50 triệu đối với một trong số các hành vi sau:

  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.

Ngoài ra còn một số quy định xử phạt liên quan tới những hành vi sai phạm khác. Chi tiết mời quý bạn đọc theo dõi thêm trong nội dung thông tư Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

Số tổng đài mới của SimbaHCM: 1900 63 66 89