• Thư viện

Tài liệu kế toán

Các phương pháp tính trị giá hàng tồn kho

17:00:3028/01/2016
Download

Các phương pháp tính trị giá hang tồn kho : Phương pháp nhập trước - xuất trước, phương pháp nhập sau- xuất trước, phương pháp giá hạch toán ...

1 . Định nghĩa kế toán hàng tồn kho

Định nghĩa hang tồn kho theo chuẩn mực số 2 :
 
 Hàng tồn kho bao gồm:
 • Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, đã mua đang đi trên đường hoặc gửi đi gia công chế biến 
 • Hàng hoá mua để bán : Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi gia công, chế biến, hàng gửi bán
 • Hàng hoá thành phẩm : Thành phẩm tồn kho, và thành phẩm gửi bán
 • Sản phẩm dở dang : Sản phẩm chưa hoàn thành hoặc sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho
 • Chi phí dịch vụ dở dang
 
 Tất cả những thứ này được coi là hàng tồn kho và chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vì doanh thu từ hàng tồn kho là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những khoản thu nhập thêm sau này cho doanh nghiệp. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để đem ra bán hoặc sẽ được đem ra bán.
 
 Nếu để tồn hàng tồn kho quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình kinh doanh, bởi vì doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời, và thanh lý hàng hư hỏng. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro bởi vì doanh nghiệp có khả năng đánh mất những khoản doanh thu bán hàng tiền năng hoặc thị phần nếu sau này giá lên cao mà doanh nghiệp không còn hàng để bán..
 

2. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

 Các phương pháp tính trị giá hang tồn kho :
 
 Có nhiều phương pháp :
 - Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
 - Phương pháp nhập sau - xuất trước
 - Phương pháp giá hạch toán
 - Phương pháp giá thực tế đích danh : Áp dụng đối với doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
 - Phương pháp giá bình quân : bình quân theo giá hang tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ hoặc trong kỳ. Cũng có khi được tính theo từng thời kỳ hoặc vào mỗi lần nhập một lô hang (bình quân gia quyền liên hoàn) phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
 

3.Ưu và nhược điểm

Ưu và nhược điểm của từng phương pháp :
 
- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
 
 Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
 
 Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
 
 Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
 
- Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO)
 
 Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.
 
 Như vậy với phương pháp này chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng thay thế. Việc thực hiện phương pháp này sẽ đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Tuy nhiên, trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ có thể không sát với giá thị trường của hàng thay thế
 
- Phương pháp giá hạch toán
 
 Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại hàng, giá cả thường xuyên biến động, nghiệp vụ nhập xuất hàng diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.
 
 Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho hàng trong khi chưa tính được giá thực tế của nó. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua hàng hoá ở một thời điểm nào đó hay giá hàng bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Sử dụng giá hạch toán để giảm bớt khối lượng cho công tác kế toán nhập xuất hàng hàng ngày nhưng cuối tháng phải tính chuyển giá hạch toán của hàng xuất, tồn kho theo giá thực tế. Việc tính chuyển dựa trên cơ sở hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán. 
 
 Phương pháp hệ số giá cho phép kết hợp chặt chẽ hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp về hàng trong công tác tính giá, nên công việc tính giá được tiến hành nhanh chóng do chỉ phải theo dõi biến động của hàng với cùng một mức giá và đến cuối kỳ mới điều chỉnh và không bị phụ thuộc vào số lượng danh điểm hàng , số lần nhập, xuất của mỗi loại nhiều hay ít.
 
 Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
 
 Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, giá thực tế của hàng nhập kho luôn biến động phụ thuộc vào các yếu tố thị trường, các chính sách điều tiết vi mô và vĩ mô, cho nên việc sử dụng giá hạch toán cố định trong suốt kỳ kế toán là không còn phù hợp nữa.
 
- Phương pháp giá thực tế đích danh
 
 Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
 
 Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.
 
- Phương pháp giá bình quân
 
 Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng , phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
 
 Tóm lại :
 
 Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. 
 
 Ở đây, chúng ta không bàn sâu về những ảnh hưởng này, mà chỉ nói về việc cách sử dụng Excel để tính trị giá hàng tồn trong các phương pháp cụ thể như sau :
 
 1 Phương pháp giá thực tế đích danh 
 2. Phương pháp giá bình quân :
a. Trị giá hàng tồn được tính theo giá trị hàng tồn kho từng thời kỳ
b.Trị giá hàng tồn được tính theo giá bình quân liên hoàn, mỗi lần nhập hàng, sẽ tính lại giá trị xuất hàng
3. FIFO và LIFO :
a. Trị giá hàng tồn được tính theo phương pháp kê khai thường xuyên
b. Trị giá hàng tồn được tính theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Số tổng đài mới của SimbaHCM: 1900 63 66 89